Thuốc lá là một mặt hàng hạn chế kinh doanh tuy nhiên nó lại mang lại những lợi nhuận cao nên có nhiều tổ chức thực hiện làm thuốc lá giả và nhập lậu thuốc lá. Để hạn chế tình trạng này, pháp luật đã quy định một số biện pháp cụ thể.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 26 Luật phòng chống tác hại của thuốc lá 2012, các biện pháp phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả bao gồm:
Thứ nhất, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức để người dân không tham gia buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
Thứ hai, tổ chức và bảo đảm đủ nhân lực, kinh phí, phương tiện cho lực lượng phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
Thứ ba, định kỳ, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
Thứ tư, tịch thu, tiêu hủy thuốc lá giả; tịch thu, tiêu hủy các loại máy, thiết bị dùng để sản xuất thuốc lá giả. Việc tiêu hủy phải sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn đối với môi trường. Kinh phí tiêu hủy do cá nhân, tổ chức vi phạm chịu trách nhiệm chi trả. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm thì kinh phí tiêu hủy do ngân sách nhà nước chi trả.
Thứ năm, việc xử lý đối với thuốc lá nhập lậu được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Thứ sáu, khuyến khích về vật chất và tinh thần cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát hiện và tố giác, tố cáo các hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
Thứ bảy, phối hợp ở cấp tỉnh, cấp quốc gia với các nước có chung đường biên giới và các nước có liên quan trong phòng, chống kinh doanh thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả.
Xem thêm tại: Luật phòng chống tác hại của thuốc lá 2012 được ban hành ngày 18/6/2012.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |