Ngày 14/4/2023, Bộ trưởng BGDĐT ban hành Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.
Bỏ yêu cầu thạc sĩ với giáo viên tiểu học và giáo viên THCS hạng I từ 30/5/2023 (Hình từ Internet)
Theo đó, tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng với giáo viên tiểu học và giáo viên THCS hạng I được sửa đổi tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT như sau:
- Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng với giáo viên tiểu học hạng I:
+ Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
(So với hiện hành tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, bỏ yêu cầu có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên với giáo viên tiểu học hạng I.)
- Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng với giáo viên THCS hạng I:
+ Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở.
(So với hiện hành tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, bỏ yêu cầu có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên với giáo viên THCS hạng I)
2.1. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp với giáo viên mầm non công lập
Theo đó, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp với giáo viên mầm non bổ sung tại Điều 2a Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT (sửa đổi tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) như sau:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.
- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước trẻ em.
- Yêu nghề, thương yêu trẻ em; biết quản lý cảm xúc; đối xử công bằng và tôn trọng trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.
2.2. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp với giáo viên tiểu học công lập
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp với giáo viên tiểu học công lập được bổ sung tại Điều 2a Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT (sửa đổi tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) như sau:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học.
- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.
- Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.
2.3. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp với giáo viên THCS công lập
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp với giáo viên THCS công lập theo Điều 2a Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT (sửa đổi tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) như sau:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học cơ sở.
- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.
- Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.
2.4. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp với giáo viên THPT công lập
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp với giáo viên THPT công lập theo Điều 2a Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT (sửa đổi tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) như sau:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học phổ thông.
- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.
- Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.
Xem thêm Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 30/5/2023.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |