Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam
Trần Thanh Rin

Tôi muốn hỏi Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam sẽ có những nội dung thực hiện nào? – Bích Hoàng (Khánh Hòa)

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Ngày 12/4/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định 854/QĐ-BCT về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam

Theo đó, với Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Công Thương đã đề ra các nội dung thực hiện sau đây:

- Tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng nội dung Chiến lược phát triển năng lượng và Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng. Theo dõi việc triển khai và đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng.

- Chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp ngành năng lượng thực hiện đúng các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong Chiến lược phát triển năng lượng

- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút nguồn lực từ các nhà đầu tư nước ngoài uy tín, kinh nghiệm vào phát triển ngành dầu khí trong nước trong đó trọng tâm tại các khu vực nước sâu xa bờ.

- Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất ngành công nghiệp dầu khí và than nhằm đảm bảo cân đối cung cầu các loại nhiên liệu dầu khí và than cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

- Chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu, ứng dụng làm chủ công nghệ chế tạo trong nước các thiết bị tìm kiếm thăm dò, khai thác, chế biến và vận chuyển dầu mỏ, khí đốt và than.

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các dự án năng lượng ngành điện lực trong nước trong đó trọng tâm lĩnh vực năng lượng mới.

- Chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu, ứng dụng làm chủ công nghệ chế tạo trong nước thiết bị của các dự án năng lượng như thủy điện, nhiệt điện, điện mặt trời, điện gió...

- Rà soát để bảo đảm tính ổn định, đồng bộ, linh hoạt, gắn kết thống nhất giữa Chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với Chiến lược phát triển năng lượng và Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và một số ngành khác có liên quan.

- Tổ chức đàm phán ký kết hợp tác, trao đổi năng lượng với các nước láng giềng và tham gia của Việt Nam vào hệ thống năng lượng liên kết giữa các nước trong khu vực.

- Theo dõi, giám sát chặt chẽ điều tiết hoạt động điện lực nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, chất lượng để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các tác động từ bên ngoài.

- Tập trung xây dựng và hoàn thiện các điều kiện cần thiết (pháp lý, hạ tầng kỹ thuật,...) cho việc phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh hiệu quả theo Đề án Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2233/QĐ-TTg ngày 28/12/2020.

- Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

- Tăng cường, đẩy mạnh thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các chương trình, dự án tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện trên phạm vi cả nước để góp phần đảm bảo cung cấp điện.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu thúc đẩy sản xuất trong nước, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động trong lĩnh vực năng lượng.

- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020.

- Thực hiện chuyển dịch năng lượng, trong đó trọng tâm là chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo và năng lượng mới; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ thu giữ/sử dụng các-bon (CCS/CCUS) trong ngành năng lượng.

- Rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các pháp luật chuyên ngành về dầu khí, than, điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,..., các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành năng lượng phù hợp thông lệ quốc tế và tình hình phát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, làm cơ sở thực hiện hiệu quả hơn cơ chế thị trường.

- Tăng cường quan hệ quốc tế về năng lượng trong tất cả các phân ngành, lĩnh vực phù hợp với xu thế hội nhập, tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại, các quan hệ chính trị - ngoại giao thuận lợi để phát triển năng lượng.

Xem thêm tại Quyết định 854/QĐ-BCT có hiệu lực từ ngày 12/04/2024.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

148 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;