Những năm gần đây, để có nguồn kinh phí phục vụ cho sự phát triển kinh tế trong nước, nước ta đã huy động nguồn vốn ODA để cho vay, thực hiện các dự án kinh tế. Nghị định 97/2018/NĐ-CP quy định về cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ đã được ban hành nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động trên.
Theo quy định mới, khi vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, bên vay phải áp dụng các biện áp bảo đảm tiền vay, cụ thể:
Bên vay lại phải sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản phù hợp với quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn bảo đảm tiền vay;
Tài sản bảo đảm tiền vay bao gồm tài sản hình thành từ vốn vay lại của Chính phủ và các tài sản hợp pháp khác của bên vay lại. Tùy rường hợp mà tài sản bảo đảm tiền vay phải được Bộ Tài chính hoặc cơ quan được ủy quyền cho vay lại chấp thuận;
Trị giá tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 120% trị giá gốc của khoản vay lại;
Không yêu cầu bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho UBND cấp tỉnh vay lại hoặc trong trường hợp bên vay lại không thực hiện được việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo quy định của pháp luật;
Cơ quan được ủy quyền cho vay lại và bên vay lại thực hiện các thủ tục bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm, quản lý tài sản bảo đảm tiền vay.
Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Xem thêm Nghị định 97/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
- Thanh Lâm -
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |