Biên bản, tài liệu khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự của lực lượng công an

Biên bản, tài liệu khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự của lực lượng công an
Quốc Tuấn

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung Biên bản, tài liệu khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự của lực lượng công an

Biên bản, tài liệu khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự của lực lượng công an

Biên bản, tài liệu khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự của lực lượng công an (Hình từ internet)

Ngày 16/12/2024, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 98/2024/TT-BCA quy định quy trình khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự của lực lượng Công an nhân dân.

Biên bản, tài liệu khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự của lực lượng công an

Theo Điều 10 Thông tư 98/2024/TT-BCA quy định về biên bản, tài liệu khám nghiệm hiện trường bao gồm:

(1) Biên bản khám nghiệm hiện trường

- Biên bản khám nghiệm hiện trường phải được lập theo mẫu và theo quy định pháp luật; có thể viết tay hoặc đánh máy để hoàn thiện biên bản; không ghi tắt; sử dụng Tiếng Việt, từ ngữ phổ thông, lời văn rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu; phải mô tả đầy đủ, chính xác theo trình tự đúng thực tế diễn biến khám nghiệm hiện trường.

- Hoàn thành biên bản khám nghiệm hiện trường ngay sau khi kết thúc khám nghiệm hiện trường; phải đọc cho những thành phần tham gia nghe, xác nhận đúng, ký và ghi rõ họ tên.

- Nếu biên bản khám nghiệm hiện trường nhiều trang phải ký phía dưới mỗi trang văn bản hoặc đóng dấu giáp lai; nếu thêm bớt, gạch xóa, sửa chữa trong biên bản khám nghiệm hiện trường phải ghi chú rõ ràng, có sự xác nhận của mọi thành viên khám nghiệm.

(2) Sơ đồ hiện trường

- Sơ đồ hiện trường gồm các loại: Sơ đồ chung, sơ đồ trung tâm, sơ đồ từng phần, sơ đồ chi tiết hoặc có thể vẽ sơ đồ chung kết hợp sơ đồ trung tâm, sơ đồ từng phần, sơ đồ chi tiết. Tùy theo tính chất vụ việc, đặc điểm hiện trường, khả năng, điều kiện thực tế, người chủ trì khám nghiệm quyết định lựa chọn vẽ loại sơ đồ hiện trường. Sơ đồ hiện trường có thể vẽ bằng một trong các phương pháp vẽ mặt bằng, vẽ khai triển hoặc vẽ phối cảnh và có thể vẽ thủ công hoặc sử dụng các phần mềm đồ họa phù hợp để vẽ sơ đồ hiện trường.

- Xác định phương hướng của hiện trường trên bản vẽ sơ đồ theo quy ước quốc tế, có mũi tên chỉ hướng Bắc (N: Bắc, NE: Đông Bắc, E: Đông, NW: Tây Bắc, S: Nam, SE: Đông Nam, W: Tây, SW: Tây Nam).

- Sử dụng thống nhất đơn vị đo trong toàn bản vẽ là mét (m), centimet (cm); nếu vẽ theo tỷ lệ phải chú thích cụ thể. Trường hợp vẽ không theo tỷ lệ phải đảm bảo mối tương quan giữa các dấu vết, vật chứng, tài liệu, đồ vật ở hiện trường.

(3) Bản ảnh hiện trường

- Khi khám nghiệm hiện trường phải chụp ảnh hiện trường chung, hiện trường trung tâm, hiện trường từng phần, hiện trường chi tiết. Đối với ảnh chụp chi tiết dấu vết, vật chứng, đồ vật, khi chụp phải tuân thủ đúng nguyên tắc chụp ảnh dấu vết, vật chứng.

- Bản ảnh hiện trường được trình bày theo mẫu quy định và được sắp xếp hợp lý theo trình tự khám nghiệm hiện trường. Bản ảnh hiện trường đóng thành quyển; dưới mỗi bức ảnh có chú thích rõ ràng, đầy đủ nội dung bức ảnh; không được chỉnh sửa ảnh hiện trường.

(4) Bản ghi hình hiện trường (nếu có): Tùy tính chất vụ việc, tình hình thực tế tại hiện trường để xác định có cần thiết ghi hình hiện trường, ghi toàn bộ quá trình khám nghiệm hay từng giai đoạn khám nghiệm hiện trường; việc ghi hình hiện trường được ghi nhận trong biên bản khám nghiệm hiện trường và không được chỉnh sửa, cắt ghép bản ghi hình hiện trường. Bản ghi hình hiện trường được lưu trữ trong phương tiện lưu trữ phù hợp, niêm phong theo đúng quy định pháp luật.

(5) Báo cáo khám nghiệm hiện trường

- Báo cáo khám nghiệm hiện trường là tài liệu nghiệp vụ được sử dụng trong nội bộ lực lượng Công an nhân dân. Sau khi kết thúc khám nghiệm hiện trường, người chủ trì khám nghiệm phân công lực lượng khám nghiệm hiện trường hoàn thiện báo cáo khám nghiệm hiện trường để báo cáo Thủ trưởng cơ quan chủ trì khám nghiệm.

- Nội dung báo cáo khám nghiệm hiện trường gồm: Tên cơ quan làm báo cáo; nơi nhận hoặc người nhận báo cáo; tên loại vụ việc báo cáo và thời gian, địa điểm xảy ra hoặc phát hiện; thời gian tiến hành khám nghiệm; thành phần khám nghiệm; tóm tắt tình hình vụ việc; công tác bảo vệ hiện trường; quá trình và kết quả khám nghiệm hiện trường; phân tích, đánh giá những dấu vết, vật chứng đã phát hiện, thu thập trong quá trình khám nghiệm; nhận định về tính chất vụ việc đã khám nghiệm hiện trường, về đối tượng phạm tội (nếu có); các đề xuất và biện pháp kỹ thuật cần thực hiện tiếp theo; đề xuất phối hợp giữa các lực lượng. Kết thúc báo cáo phải có họ tên, chữ ký của người làm báo cáo; xác nhận, đóng dấu của cơ quan làm báo cáo.

Xem chi tiết nội dung tại Thông tư 98/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

 

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;