Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung tin, mức độ nguy hại nếu bị tiết lộ, các tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước được chia làm ba mức độ Tuyệt mật, Tối mật và Mật. Vậy pháp luật quy định như thế nào về bí mật nhà nước thuộc độ Tuyệt mật?
Theo quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước 2000, những bí mật nhà nước trong phạm vi sau đây thuộc độ Tuyệt mật:
Một là, chiến lược an ninh quốc gia; kế hoạch phòng thủ đất nước; kế hoạch động viên đối phó với chiến tranh; các loại vũ khí, phương tiện có ý nghĩa quyết định khả năng phòng thủ đất nước;
Hai là, các chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không công bố hoặc chưa công bố.
Những tin của nước ngoài hoặc của các tổ chức quốc tế chuyển giao cho Việt Nam mà Chính phủ xác định thuộc độ Tuyệt mật;
Ba là, tổ chức và hoạt động tình báo, phản gián do Chính phủ quy định;
Bốn là, mật mã quốc gia;
Năm là, dự trữ chiến lược quốc gia; các số liệu dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước về những lĩnh vực chưa công bố; kế hoạch phát hành tiền, khoá an toàn của từng mẫu tiền và các loại giấy tờ có giá trị như tiền; phương án, kế hoạch thu đổi tiền chưa công bố;
Sáu là, khu vực, địa điểm cấm; tin, tài liệu khác mà Chính phủ xác định thuộc độ Tuyệt mật.
Xem thêm các nội dung liên quan tại: Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước 2000 có hiệu lực ngày 01/4/2001.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | [email protected] |