Vào những dịp cao điểm như Tết, cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân ngày càng nhiều. Đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên, người đi làm ai cũng đều háo hức đặt vé xe, vé tàu để về quê ăn Tết. Lợi dụng nhu cầu và lòng tin của người dân, nhiều đối tượng xấu đã sử dụng chiêu thức bán vé “giả” cho hàng khách để thu lợi bất chính.
Vừa qua, ngày 12/12 Chi nhánh Vận tải Đường sắt Sài Gòn đã phát hiện 8 trường hợp người dân mua phải vé tàu giả cho các chuyến đi trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Hành vi vi phạm này không những vậy gây ra trở ngại, khó khăn cho việc kiểm soát vé mà còn gây thiệt thòi cho hành khách.
Theo quy định Điều 68 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì hành vi bán vé tàu giả có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức.
Đồng thời, số vé giả đó sẽ bị tịch thu và người vi phạm sẽ phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
Ngoài ra, hành vi bán vé giả nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 164 Bộ luật hình sự 1999 về Tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả. Theo đó:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Thu lợi bất chính lớn;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.