Ban hành chỉ tiêu chất lượng chính của phân bón sinh học bón rễ

Nội dung này được quy định chi tiết tại Thông tư 09/2019/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón.

Hiện nay, phân bón sinh học bao gồm:

- Phân bón trong thành phần chỉ chứa chất sinh học (phân bón sinh học);

- Phân bón trong thành phần chỉ chứa vi sinh vật có ích (phân bón vi sinh vật);

- Phân bón trong thành phần chứa các chất sinh học và vi sinh vật có ích (phân bón sinh học-vi sinh).

chi tieu chat luong chinh doi voi phan bon sinh hoc bon re, Thong tu 09/2019/TT-BNNPTNT

Hình minh họa (nguồn internet)

Theo đó, chỉ tiêu chất lượng chính và mức sai lệch so với mức đăng ký được chấp nhận về chỉ tiêu chất lượng chính đối với phân bón sinh học bón rễ được quy định tại Bảng 20 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 09/2019/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau:

STT

Loại phân bón

Chỉ tiêu chất lượng chính

Mức sai lệch so với mức đăng ký được chấp nhận về chỉ tiêu chất lượng chính(1)

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức quy định

1

Phân bón sinh học

Một hoặc nhiều chỉ tiêu

Hàm lượng axit humic hoặc hàm lượng axit fulvic hoặc tổng hàm lượng axit humic, axit fulvic

% khối lượng cacbon

≥ 2

≥ 93%

Hàm lượng axit amin(2) hoặc vitamin(3) hoặc các chất sinh học khác(4)

% khối lượng

- -

≥ 90%

2

Phân bón vi sinh vật

Một hoặc nhiều chỉ tiêu

Mật độ mỗi loại vi sinh vật có ích(5)

CFU/g hoặc CFU/ml

≥ 1x108

≥ 10%

Mật độ nấm rễ cộng sinh(6)

IP/g

≥ 102

≥ 10%

3

Phân bón sinh học-vi sinh

Một hoặc nhiều chỉ tiêu

Hàm lượng axit humic hoặc hàm lượng axit fulvic hoặc tổng hàm lượng axit humic, axit fulvic

% khối lượng cacbon

≥ 2

≥ 90%

Hàm lượng axit amin hoặc vitamin hoặc các chất sinh học khác

% khối lượng

- -

≥ 90%

Một hoặc nhiều chỉ tiêu

Mật độ mỗi loại vi sinh vật có ích

CFU/g hoặc CFU/ml

≥ 1x107

≥ 10%

Mật độ nấm rễ cộng sinh

IP/g

≥ 102

≥ 10%

Chú thích:

  • (1) Mức sai lệch so với mức đăng ký về chỉ tiêu chất lượng chính (%) = (Giá trị theo kết quả thử nghiệm tính theo đơn vị tính của mức đăng ký/Mức đăng ký) x 100;

  • (2) Axit amin: còn gọi là amino axit hoặc amino acid, có thể thay thế bằng tên axit amin cụ thể (glycerin, lysine, serine, ...) kèm theo hàm lượng của mỗi axit amin tương ứng;

  • (3) Vitamin: có thể thay thế bằng tên vitamin cụ thể (vitamin A, vitamin B1, vitamin B6, ...) kèm theo hàm lượng của mỗi vitamin tương ứng;

  • (4) Chất sinh học khác: tên chất sinh học do tổ chức, cá nhân có phân bón đăng ký và được công nhận trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đối với từng phân bón cụ thể;

  • (5) Vi sinh vật có ích bao gồm vi sinh vật phân giải xenlulo (VSV phân giải hợp chất hữu cơ), vi sinh vật cố định nitơ (VSV cố định đạm), vi sinh vật phân giải phốt pho (VSV phân giải hợp chất photpho khó tan), VSV phân giải kali và các vi sinh vật có ích khác được công nhận đối với từng phân bón cụ thể trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;

  • (6) Nấm rễ cộng sinh bao gồm nấm rễ nội cộng sinh (Mycorrhiza), nấm rễ ngoại cộng sinh;

  • (- -) Hàm lượng do tổ chức, cá nhân có phân bón đăng ký và được công nhận đối với từng phân bón cụ thể trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

Xem toàn văn quy định tại Thông tư 09/2019/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ 01/01/2020.

Thu Ba

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1145 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;