Vừa qua, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật thỏa thuận quốc tế 2020 tại kỳ họp thứ 10.
6 nội dung quan trọng quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế (Ảnh minh họa)
Theo đó, tại Điều 4 Luật thỏa thuận quốc tế 2020 quy định nội dung quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế bao gồm:
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế;
Bảo đảm việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật;
Phổ biến, giáo dục, hướng dẫn thi hành pháp luật về thỏa thuận quốc tế;
Tổ chức thống kê, lưu trữ thỏa thuận quốc tế;
Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế;
Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Bên cạnh đó, tại Điều 5 Luật thỏa thuận quốc tế 2020 cũng quy định cơ quan quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế bao gồm các cơ quan sau:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế;
Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế;
Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan mình và tổng cục, cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện quản lý nhà nước về thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan mình, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới.
Chi tiết xem thêm tại Luật thỏa thuận quốc tế 2020, có hiệu lực từ 01/7/2021.
Lê Vy
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |