Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý do Bộ Tư pháp ban hành ngày 17/4/2014.
4 trách nhiệm bảo đảm sự tham gia bình đẳng của người được trợ giúp pháp lý (Ảnh minh họa)
Theo đó, Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định khi thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm:
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tin, truyền thông, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, chính quyền cơ sở để truyền thông, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và các thông tin chung liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này;
Tạo điều kiện cho người được trợ giúp pháp lý tiếp cận và thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật mà không bị phân biệt đối xử về giới;
Không tạo áp lực hoặc sử dụng điểm yếu về giới tính của người được trợ giúp pháp lý để buộc họ phải quyết định ngay lập tức hướng giải quyết vụ việc;
Thông tin về quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, quyền được bảo vệ, được đối xử công bằng và tôn trọng các quyền, nghĩa vụ khác khi người được trợ giúp pháp lý có yêu cầu.
Đồng thời, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý lựa chọn thời gian, phương thức trợ giúp pháp lý phù hợp với đặc điểm giới tính, tâm lý, phong tục tập quán của địa phương để nam và nữ được tiếp cận bình đẳng với hoạt động trợ giúp pháp lý, tham gia và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Chi tiết xem tại Thông tư 11/2014/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.
Ty Na
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |