Bộ Công Thương ban hành Quyết định 608/QĐ-BCT ngày 09/3/2023, trong đo sửa đổi một số thủ tục hành chính về cạnh tranh, dịch vụ thương mại.
18 thủ tục hành chính về cạnh tranh, dịch vụ thương mại bị sửa đổi (Hình từ Internet)
Bộ Công Thương ban hành Quyết định 608/QĐ-BCT ngày 09/3/2023 về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực quản lý cạnh tranh, dịch vụ thương mại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
Cụ thể tại Quyết định 608/QĐ-BCT, có 18 thủ tục hành chính về cạnh tranh, dịch vụ thương mại bị sửa đổi như sau:
* Đối với thủ tục hành chính về cạnh tranh, dịch vụ thương mại cấp Trung ương do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện
(1) Thông báo tập trung kinh tế
(2) Đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
(3) Đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương
(4) Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
(5) Thủ tục Sửa đổi bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
(6) Thủ tục Thông báo thay đổi danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp
(7) Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
(8) Thủ tục Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp
(9) Thủ tục Chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp
(10) Thủ tục Công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
(11) Cấp Xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp
(12) Rút tiền ký quỹ
(13) Xử lý khoản tiền đã ký quỹ
* Đối với thủ tục hành chính về cạnh tranh, dịch vụ thương mại cấp Tỉnh do Sở Công Thương thực hiện:
(14) Đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương
(15) Thủ tục Đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương
(16) Chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương
(17) Thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp
(18) Đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thuộc thẩm quyền của Sở Công Thương
Theo Điều 8 Luật Cạnh tranh 2018, các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh bao gồm:
- Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:
+ Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
+ Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;
+ Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.
- Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
Cụ thể tại Điều 6 Luật Cạnh tranh 2018, Nhà nước đã đưa ra các chính sách liên quan đến cạnh tranh như sau:
- Tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch.
- Thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh.
Quyết định 608/QĐ-BCT có hiệu lực từ ngày 01/4/2023.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |