Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 159/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
10 phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước (Ảnh minh họa)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 159/2016/NĐ-CP, phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước bao gồm:
Việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật;
Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc; Nghị quyết của Hội nghị người lao động; kết quả đối thoại thường kỳ, đối thoại theo yêu cầu được ghi tại biên bản đối thoại;
Việc thực hiện các nội quy, quy chế của doanh nghiệp;
Việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể;
Việc thực hiện hợp đồng lao động;
Việc thực hiện chính sách, chế độ của nhà nước, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước; việc sử dụng các loại quỹ tại doanh nghiệp;
Việc giải quyết tranh chấp lao động;
Việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của người đứng đầu doanh nghiệp; việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại doanh nghiệp;
Việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc xử lý vụ việc tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp;
Những việc khác theo quy định của pháp luật.
Xem chi tiết tại Nghị định 159/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/02/2017.
Ty Na
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |