Ngày 12/9/2007, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 111/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng phát triển Việt Nam.
09 nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Ảnh minh họa)
Theo đó, Thông tư 111/2007/TT-BTC quy định 09 nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam gồm có:
1. Vốn chủ sở hữu:
Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển;
Chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá;
Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển.
2. Vốn huy động:
Phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu của Ngân hàng Phát triển và kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo quy định của pháp luật;
Vay của Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước;
Vay các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài.
3. Vốn ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ sau đầu tư;
4. Vốn ODA vay trực tiếp và vốn ODA được Bộ Tài chính uỷ quyền thực hiện cho vay lại;
5. Nhận tiền gửi uỷ thác của các tổ chức trong và ngoài nước;
6. Vốn nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua Hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức uỷ thác;
7. Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước;
8. Vốn do ngân sách nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và các mục tiêu, chương trình của Chính phủ.
9. Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
Chi tiết xem tại Thông tư 111/2007/TT-BTC có hiệu lực ngày 10/10/2007.
Ty Na
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |