07 giải pháp đảm bảo an toàn PCCC đối với nhà ở hộ gia đình

Theo Hướng dẫn 8366/HD-UBND, để bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với nhà ở của hộ gia đình, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đưa ra các hướng dẫn, giải pháp như sau:

 

1. Ngăn cháy lan

  • Đối với nhà ở cũng là nơi sản xuất, kinh doanh có chứa hàng hóa, chất nguy hiểm về cháy, nổ: Bố trí tách biệt với nơi ở, sinh hoạt.
  • Đối với nơi sản xuất, kinh doanh, chứa hàng hóa, chất nguy hiểm về cháy, nổ có để phương tiện giao thông cơ giới: Có hướng dẫn giải pháp ngăn cháy với lối thoát nạn.
  • Đối với nhà ở có tầng hầm, tầng nửa hầm: Có hướng dẫn ngăn khói ngăn cháy lan lên tầng trên qua cầu thang bộ, giếng thang máy, trục kỹ thuật thông tầng. Lưu ý: Không bảo quản, sử dụng chất khí, chất lỏng dễ cháy, nổ trong tầng hầm.

2. Thoát nạn

- Đối với nhà có 01 lối thoát nạn, nên có thêm phương án thoát nạn khác như cầu thang sắt ngoài nhà, ống tụt hoặc thang dây,...

- Đối với lối đi, lối thoát nạn:

  • Trên hành lang, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn của nhà không nên để các thiết bị, vật dụng nhô ra khỏi mặt tượng ở độ cao dưới 2m các ống dẫn chất lỏng, chất khí dễ cháy;
  • Cầu thang bộ thoát nạn trong nhà nên sử dụng vật liệu không cháy hoặc khó cháy; hạn chế cầu thang xoắn ốc;
  • Lối thoát nạn từ cầu thang bộ tại tầng 1 nên bố trí thoát ra ngoài trực tiếp hoặc qua lối đi an toàn có đủ chiều rộng cho người di chuyển thuận lợi. Không để hàng hóa, đồ dùng, vật dễ cháy hoặc nguồn lửa, nguồn nhiệt tại lối thoát nạn hoặc liền kề;
  • Cửa đi ra ngoài nhà tại tầng 1 nên sử dụng cửa có bản lề (cửa cánh), hạn chế lắp đặt cửa trượt, cửa cuốn. Nên bố trí nơi để chìa khóa, dụng cụ phá dỡ thông thường (như búa, rìu, xà beng...) trong nhà để kịp thời mở cửa khi xảy ra sự cố cháy nổ. 

- Đối với nhà ở có ban công, lô gia hoặc cửa sổ ở mặt tiếp giáp với đường giao thông, cần bảo đảm thông thoáng để thoát nạn khi cần thiết.

- Đối với tầng mái (sân thượng), nên có lối lên từ tầng dưới qua cầu thang hoặc ô cửa có kích thước đủ rộng để có thể di chuyển lên tầng mái và tính toán đến khả năng thoát nạn sang nhà liền kề.

3. Đảm bảo an toàn trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt

- Không nên để hàng hóa, chất dễ cháy gần nơi đun nấu. Khi sử dụng bếp, cần lưu ý:

  • Đối với bếp gas: Tắt bếp và đóng van bình gas khi không sử dụng; thường xuyên kiểm tra ống dẫn gas, van khóa, van an toàn để kịp thời thay thế khi bị hư hỏng. Vị trí đặt bình gas, bếp gas cần bảo đảm thông thoáng và không để gần các thiết bị điện, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt; nên lắp đặt đầu báo dò khí gas tại khu vực đặt bình gas, bếp gas.
  • Đối với bếp điện (bếp từ, hồng ngoại...): Bố trí đường dây điện phù hợp với công suất của bếp và có thiết bị đóng, ngắt, bảo vệ (cầu dao, aptomat...);
  • Đối với bếp dầu: Thường xuyên lau chùi sạch sẽ; không rót dầu vào bếp khi bếp đang cháy; không dùng xăng làm nhiên liệu cho bếp dầu.

- Tại khu vực thờ cúng:

  • Vách trần nhà nên sử dụng vật liệu không cháy hoặc khó cháy đèn, bát hương nến khi thắp cần đặt chắc chắn trên mặt phẳng để tránh bị đổ vỡ, trường hợp đất trên vật dụng khác thì nên sử dụng vật dụng là loại không cháy hoặc khó cháy (miếng lót bằng kim loại, bát, đĩa, cốc...); không nên thắp đèn, hương, nến khi đi ngủ hoặc không có người ở nhà;
  • Khi đốt vàng mã nên có người trông coi; nơi đốt vàng mã cần được che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa.

4. Bảo đảm an toàn trong lắp đặt, sử dụng hệ thống điện gia đình

- Hệ thống điện cần được thiết kế, lắp đặt bảo đảm đủ công suất cấp cho các thiết bị sử dụng, có thiết bị đóng, ngắt, bảo vệ (cầu dao, cầu chì, aptomat...) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, nhánh và thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn (điều hòa, bình nóng lạnh...), cầu dao, aptomat nên lắp đặt tại vị trí thuận tiện cho việc ngắt điện.

- Khi lắp đặt thêm thiết bị tiêu thụ điện, cần tính toán tránh gây quá tải; không sử dụng nhiều thiết bị điện trên cùng một ổ cắm.

- Khi lắp đặt các thiết bị điện sinh nhiệt lớn (đèn sưởi, quạt sưởi, lò nướng...) cần có khoảng cách an toàn đến các vật dụng dễ cháy.

- Kiểm tra và tắt các thiết bị điện khi không sử dụng trước khi đi ngủ hoặc ra khỏi nhà.

- Nên bố trí tách biệt hệ thống điện của khu vực sản xuất, kinh doanh với các khu vực khác của nhà.

- Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, thay thế thiết bị điện bị hư hỏng hoặc không bảo đảm an toàn.

5. Bảo đảm an toàn trong sắp xếp, bảo quản tài sản, vật dụng, chất cháy

- Không nên để xăng, dầu, khí đốt, chất lỏng dễ cháy ở trong nhà. Nếu cần thiết chỉ nên dự trữ số lượng ít và bảo quản ở nơi thông thoáng, cách xa nguồn lửa, nguồn nhiệt.

- Ô tô, mô tô, xe gắn máy, máy phát điện và phương tiện khác có sử dụng xăng dầu, chất lỏng dễ cháy cần để cách xa nơi đun nấu, nguồn lửa, nguồn nhiệt.

- Sắp xếp, bảo quản tài sản, vật dụng bảo đảm gọn gàng, không cản trở lối đi, lối thoát nạn. Không để hàng hóa, chất cháy gần ổ cắm điện, công tắc, aptomat, thiết bị tiêu thụ điện sinh nhiệt.

- Hàng hóa dễ cháy cần bố trí trong khu vực hoặc phòng riêng.

7. Trang bị phương tiện chữa cháy

Hộ gia đình nên tự trang bị một số phương tiện PCCC như bình chữa cháy, đèn chiếu sáng sự cố, mặt nạ lọc độc, thang dây, dụng cụ phá dỡ...

 
Xem chi tiết Hướng dẫn 8366/HD-UBND ngày 05/9/2017. 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1041 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;