05 yêu cầu quan trọng trong thiết kế nhà máy điện hạt nhân phải bảo đảm

Vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 30/2012/TT-BKHCN quy định yêu cầu về an toàn hạt nhân đối với thiết kế nhà máy điện hạt nhân.

05 yêu cầu trong thiết kế nhà máy điện hạt nhân, Thông tư 30/2012/TT-BKHCN

05 yêu cầu quan trọng trong thiết kế nhà máy điện hạt nhân phải bảo đảm  (Ảnh minh họa)

Theo đó, Thông tư 30/2012/TT-BKHCN quy định 05 yêu cầu về thiết kế nhà máy điện hạt nhân, gồm:

* Yêu cầu đối với hệ thống lưu giữ vật liệu phân hạch và chất phóng xạ

Các hệ thống trong NMĐHN được thiết kế để lưu giữ vật liệu phân hạch hoặc chất phóng xạ phải có các tính năng sau đây:

  • Ngăn ngừa khả năng xảy ra sự cố có thể dẫn đến mất kiểm soát và phát tán phóng xạ ra môi trường;

  • Ngăn ngừa khả năng xảy ra trạng thái tới hạn và quá nhiệt;

  • Giữ phát tán phóng xạ dưới giới hạn quy định trong mọi tình huống và tuân thủ nguyên lý ALARA;

  • Giảm thiểu hậu quả phóng xạ khi sự cố xảy ra.

* Yêu cầu đối với việc quản lý chất thải phóng xạ và tháo dỡ NMĐHN

Phải tính đến yêu cầu đối với việc quản lý chất thải phóng xạ và tháo dỡ NMĐHN ngay từ giai đoạn thiết kế, bao gồm các nội dung sau:

  • Lựa chọn vật liệu để giảm thiểu lượng chất thải phóng xạ sinh ra;

  • Phải có các cơ sở cần thiết cho việc xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ sinh ra trong quá trình hoạt động và tháo dỡ NMĐHN;

  • Việc tiếp cận phải dễ dàng và có các phương tiện xử lý cần thiết.

* Yêu cầu đối với lối thoát hiểm

  • NMĐHN phải có đủ lối thoát hiểm, có chỉ dẫn rõ ràng, có đèn chiếu sáng, thông gió và các điều kiện thiết yếu khác để sử dụng được trong trường hợp khẩn cấp.

  • Lối thoát hiểm từ NMĐHN phải đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với khu vực bức xạ, bảo vệ chống cháy nổ, an toàn công nghiệp và an ninh NMĐHN.

  • Nơi làm việc, khu vực có người phải có ít nhất một lối thoát hiểm sử dụng được khi xảy ra sự cố, kể cả khi các sự cố xảy ra đồng thời.

* Yêu cầu đối với hệ thống liên lạc

  • Phải có các phương tiện thông tin liên lạc đa dạng, có khả năng liên lạc nội bộ và với bên ngoài. Các phương tiện đó phải được đặt tại vị trí phù hợp và sử dụng được trong mọi tình huống.

  • Phải có hệ thống báo động phù hợp để cảnh báo và chỉ dẫn trong các tình huống bất thường và khi có sự cố.

* Yêu cầu đối với ra vào NMĐHN và ngăn chặn các hành vi trái phép

  • Cách ly NMĐHN với khu vực xung quanh theo quy hoạch phù hợp, có các hệ thống cấu trúc khác nhau để có thể kiểm soát việc ra vào nhà máy.

  • Quy hoạch quy định tại Khoản 1 Điều 29 Thông tư 30/2012/TT-BKHCN phải tính tới yêu cầu tiếp cận NMĐHN trong trường hợp có sự cố và tiến hành các biện pháp ứng phó khẩn cấp.

  • Quy hoạch quy định tại Khoản 1 Điều 29 Thông tư 30/2012/TT-BKHCN phải tính tới khả năng kiểm soát việc đi lại và ngăn ngừa tiếp cận trái phép hoặc can thiệp vào các thiết bị của nhà máy, đặc biệt là các hạng mục quan trọng về an toàn.

Chi tiết xem thêm quy định tại Thông tư 30/2012/TT-BKHCN, có hiệu lực từ 11/02/2013.   

Lê Vy

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

212 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;