Thông tư 13/2019/TT-BLĐTBXH vừa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa.
Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa, ký hiệu: QCVN 37:2019/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BLĐTBXH, quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa bắt buộc phải đáp ứng các yêu cầu vật lý sau đây:
Hình minh họa (nguồn internet)
Về độ bền kéo
Độ bền kéo của vật liệu bên ngoài, ngoại trừ da và vật liệu dệt kim, phải tối thiểu là 300N ở cả hướng dọc và hướng ngang. Thử theo ISO 13934-1:1999
Độ bền kéo của vật liệu bên ngoài bằng da phải tối thiểu là 60% ở hai hướng vuông góc khi sử dụng mẫu thử chuẩn được nêu trong Bảng 1 của TCVN 7121:2014 da-phép thử cơ lý- xác định độ bền kéo và độ bền giãn dài. Thử theo TCVN 7121:2014 .
Về độ bền xé
Vật liệu bên ngoài (trừ da và vật liệu dệt kim) độ bền xé phải tối thiểu là 15N ở cả hướng dọc và hướng ngang. Thử theo ISO 13937-2:2000
Vật liệu bên ngoài bằng da độ bền xé của vật liệu bên ngoài bằng da phải tối thiểu là 20N ở hai hướng vuông góc trên mặt phẳng của vật liệu. Thử theo TCVN 7122-1:2007 Da- phép thử cơ lý- xác định độ bền xé. Phần 1: xé một cạnh.
Về độ bền nén nổ đối với vật liệu dệt kim: Độ bền nén nổ của vật liệu bên ngoài bằng vải dệt kim phải tối thiểu là 200kPa. Thử theo ISO 13938-1:1999
Về độ bền đường may: Độ bền đường may của vật liệu ngoài hoặc vật liệu làm trang phục bên ngoài của tổ hợp quần áo phải chịu được tải trọng phá hủy ít nhất là 225N đối với vải dệt thoi và 110N đối với da. Thử theo ISO 13935-2:1999
Xem chi tiết quy định tại Thông tư 13/2019/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 01/4/2020.
Thu Ba
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |