Theo đó, phân loại khó khăn khi thu nhận dữ liệu địa lý ở tỷ lệ 1:2000 và 1:5000 được Thông tư 02 quy định gồm:
- Loại 1: vùng đô thị chưa phát triển, đối tượng địa lý không dày đặc, mạng lưới đường xá, kênh mương không phức tạp.
- Loại 2: vùng đô thị mới phát triển, đối tượng địa lý khá dày đặc xen kẽ nhà cao tầng, mạng lưới đường xá, kênh mương phức tạp.
- Loại 3: vùng đô thị đang phát triển, đối tượng địa lý dày đặc, nhà cao tầng nhiều, mạng lưới đường xá phức tạp và đang thay đổi.
- Loại 4 (cho tỷ lệ 1:2000): vùng đô thị, thành phố, đối tượng địa lý dày đặc, nhiều nhà cao tầng, mạng lưới đường xá nhiều tầng phức tạp và thay đổi nhanh.
Bên cạnh đó Thông tư 02 còn quy định đối với tỷ lệ 1:10.000 thì việc phân loại khó khăn gồm 03 loại. Cụ thể:
- Loại 1: vùng đồng bằng quang đãng, đi lại thuận tiện, ít địa vật, ít có biến động, xét đoán dễ dàng; vùng núi có mạng lưới giao thông chính phát triển.
- Loại 2: vùng đồng bằng xen kẽ thôn xóm nhỏ, kênh mương phân bố phức tạp; vùng đồng bằng tiếp giáp vùng đồi, thực phủ thưa, vùng đồi thấp, dân cư thành làng bản không dày, hệ thống thủy hệ, giao thông ít phức tạp, các đối tượng trên ảnh và trên thực địa dễ xét đoán; vùng núi đi lại khó khăn.
- Loại 3: vùng đồng bằng ven biển; vùng đồng bằng tiếp giáp thành phố, nhiều thực phủ; vùng thành phố, thị xã; vùng đồi dân cư dày đặc, sông ngòi phức tạp, địa vật có biến động, mức độ xét đoán tương đối phức tạp.
Xem chi tiết Thông tư 02/2016/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 15/4/2016.
-Thảo Uyên-
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn