Ngày 16/11/2020, Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư 14/2020/TT-NHNN quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
04 bước thực hiện giám định tư pháp (Ảnh minh họa)
Theo đó, tại Điều 15 Thông tư 14/2020/TT-NHNN quy định trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai theo quyết định trưng cầu giám định do Hội đồng giám định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng làm đầu mối lựa chọn thành viên Hội đồng giám định gửi Vụ Tổ chức cán bộ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập Hội đồng giám định theo Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
Lưu ý: Hội đồng giám định thực hiện nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật, chuẩn bị giám định, tổ chức thực hiện giám định theo quy định tại Điều 13, Điều 17, Điều 19, kết luận giám định theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 21 Thông tư này.
Ngoài ra, tại Điều 16 Thông tư 14/2020/TT-NHNN còn quy định quy trình thực hiện giám định tư pháp gồm:
1. Chuẩn bị giám định.
2. Tổ chức thực hiện giám định tư pháp.
3. Kết luận giám định tư pháp.
4. Lập, bàn giao, lưu giữ hồ sơ giám định.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Thông tư 14/2020/TT-NHNN cũng quy định việc giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gồm giám định tư pháp về:
Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành;
Hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng;
Hoạt động ngân hàng, bao gồm các hoạt động: cấp tín dụng, nhận tiền gửi và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản;
Bảo hiểm tiền gửi;
Các hoạt động khác liên quan đến tiền tệ và ngân hàng thuộc chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chi tiết xem tại Thông tư 14/2020/TT-NHNN, có hiệu lực từ 01/01/2021.
Lê Vy
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |