Đây là nội dung đáng chú ý tại Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 do Quốc hội ban hành ngày 21/11/2007.
04 biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình (Ảnh minh họa)
Cụ thể, Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm:
Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;
Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;
Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;
Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).
Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình và cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình.
Thẩm quyền, điều kiện áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự.
Việc áp dụng biện pháp cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Luật này.
Chi tiết xem tại Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 có hiệu lực ngày 01/7/2008.
Ty Na
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |