03 yêu cầu trình độ trung cấp của ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình

Ngày 23/12/2019, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin.

03 Yêu cầu trình độ trung cấp của ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, thông tưu 19/2019/TT-BLĐTBXH

03 yêu cầu trình độ trung cấp của ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình (Ảnh minh họa)

Theo đó, Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH  quy định kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình trình độ trung cấp là nghề khai thác và sử dụng các thiết bị ghi hình, ghi âm, dựng hình, ánh sáng, phần mềm chuyên dụng… để tạo ra các chương trình truyền hình (dưới dạng tín hiệu video) theo yêu cầu của kịch bản, của đạo diễn, biên tập đáp ứng yêu cầu Bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Để hành nghề kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình trình độ trung cấp cần đáp ứng 03 yêu cầu sau:

1. Kiến thức:

  • Trình bày được các quy định về công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong điêu khắc;

  • Mô tả được các đặc điểm cơ bản của các loại vật liệu như gỗ, đá, thạch cao;

  • Trình bày được nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, vẽ phác thảo mẫu;

  • Trình bày được các khái niệm về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất;

  • Mô tả được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc;

  • Mô tả được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị dùng trong nghề điêu khắc;

  • Trình bày được quy trình vận hành các loại thiết bị dùng trong nghề điêu khắc;

  • Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy CNC dùng trong điêu khắc;

  • Trình bày được quy trình vận hành máy CNC dùng trong điêu khắc;

  • Trình bày được quy trình điêu khắc phù điêu, điêu khắc tượng con giống, điêu khắc tượng người bằng vật liệu gỗ, đá, thạch cao;

  • Trình bày được quy trình trang sức bề mặt sản phẩm điêu khắc gỗ, điêu khắc đá, điêu khắc thạch cao;

  • Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

2. Kỹ năng:               

  • Phân loại được một số loại vật liệu thường dùng trong nghề điêu khắc;

  • Xác định được kích thước mẫu sản phẩm điêu khắc cần tạo phôi theo bản vẽ thiết kế;

  • Mài được các loại đục thủ công và lưỡi cắt của máy dùng trong nghề điêu khắc đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động;

  • Tháo, lắp, căn chỉnh được lưỡi cắt cho các máy chuyên dụng dùng trong nghề điêu khắc;

  • Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thủ công và thiết bị dùng trong nghề điêu khắc;

  • Vận hành được máy CNC để điêu khắc phù điêu, điêu khắc tượng con giống, điêu khắc tượng người;

  • Vẽ phác họa được tác phẩm phù điêu, tượng con giống, tượng người theo mẫu;

  • Điêu khắc được một số phù điêu, tượng con giống theo mẫu trên vật liệu gỗ, đá, thạch cao bằng dụng cụ thủ công và bằng máy chuyên dụng đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động;

  • Điêu khắc được một số tượng người theo mẫu trên vật liệu gỗ bằng dụng cụ thủ công và bằng máy chuyên dụng đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động;

  • Trang sức được bề mặt sản phẩm điêu khắc đảm bảo chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật;

  • Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

  • Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

3. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm:

  • Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm có hiệu quả, hiểu biết lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm cao;

  • Giao tiếp lịch sự, thân thiện với khán giả và đồng nghiệp;

  • Hướng dẫn giám sát đồng nghiệp thực hiện công việc đã định sẵn, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần với nhóm trong phạm vi công việc được giao;

  • Có khả năng đánh giá chất lượng, kết quả công việc của bản thân và nhóm sau khi hoàn thành công việc được giao.

  • Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng dụng cụ và thiết bị được phân công và tài sản chung của cơ quan, đơn vị;

  • Luôn sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, tôn trọng, hợp tác và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ;

  • Có trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ. Cần cù chịu khó, sáng tạo trong công việc, ý thức tổ chức kỷ luật lao động.

Chi tiết xem tại Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 06/02/2020.

Ty Na

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

406 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;