Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Thông tư 15/2020/TT-BTC hướng dẫn về việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem đối với rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu.
Hình ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 15/2020/TT-BTC quy định các trường hợp sau không phải dán tem trên bao bì sản phẩm, bao gồm:
Rượu sản xuất thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại rượu.
Rượu bán thành phẩm theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP nhập khẩu.
Rượu nhập khẩu quy định tại Điều 31 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu bắt buộc phải dán tem trên bao bì sản phẩm.
Việc in, phát hành, quản lý, sử dụng tem đối với rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:
Tổng cục Hải quan thực hiện in, phát hành tem rượu nhập khẩu.
Tổng cục Thuế thực hiện in, phát hành tem rượu sản xuất trong nước.
Việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem rượu được thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý sử dụng ấn chỉ thuế.
Lưu ý: Đối với tem được phát hành theo Thông tư số 160/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 của Bộ Tài chính còn tồn trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thi được tiếp tục sử dụng tem đến hết.
Chi tiết xem tại Thông tư 15/2020/TT-BTC, có hiệu lực từ 07/05/2020.
Lê Hải
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |