02 hình thức góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay doanh nghiệp

Đây là nội dung đáng chú ý được đề cập tại Thông tư 32/2019/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 1 Thông tư 32/2019/TT-NHNN, công ty Quản lý tài sản được góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay là doanh nghiệp dưới các hình thức sau:

hinh thuc gop von dieu levon co phan cua KH la DN, cong ty quan ly tai san, Thong tu 32/2019/TT-NHNN

Hình minh họa (nguồn internet)

- Chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay;

- Sử dụng tài sản (trừ khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt), nguồn vốn hợp pháp để góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay (bao gồm cả hình thức chuyển khoản nợ xấu đã mua theo giá trị thị trường thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay).

Ngoài ra, việc chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay chỉ được thực hiện trong trường hợp sau:

- Khách hàng vay là doanh nghiệp trong nước hoạt động ngoài lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng;

- Công ty Quản lý tài sản có sự thống nhất của tổ chức tín dụng bán nợ bằng văn bản về việc chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay trước khi thực hiện.

- Tổ chức tín dụng bán khoản nợ xấu đó là ngân hàng thương mại đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  • Được góp vốn, mua cổ phần theo Giấy phép thành lập và hoạt động;

  • Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng, tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại Điều 129 Luật các tổ chức tín dụng, có giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định (khi tính toán các tỷ lệ, giá trị thực của vốn điều lệ nêu trên, phải bao gồm cả giá trị khoản vốn góp, vốn cổ phần được chuyển từ khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt) tại thời điểm có văn bản về việc chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay;

  • Đạt kết quả hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập của năm liền kề trước năm có văn bản theo quy định tại điểm b khoản này;

  • Không bị xử phạt vi phạm hành chính về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, góp vốn, mua cổ phần trong 12 tháng liền kề trước tháng có văn bản theo quy định tại điểm b khoản này;

  • Có cơ cấu tổ chức, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước.

 Xem thêm các quy định khác tại Thông tư 32/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ 14/02/2020.

Thu Ba

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

577 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;