Ngày 26/6/2019, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký ban hành Thông tư 24/2019/TT-NHNN quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 43/2017 NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
Cụ thể, việc ghi định lượng hàng hóa trên nhãn hàng hóa (điểm 2 khoản 1 và điểm 3 khoản 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP) được hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư 05/2019/TT-BKHCN, cần lưu ý 02 điểm sau đây:
Hình minh họa (nguồn internet)
Thứ nhất, đơn vị đo thể tích ghi trên nhãn hàng hóa là: lít (l), mililit (ml); microlit (μl). Ví dụ: chai nước có thể tích là 1000 ml thì ghi định lượng hàng hóa như sau: 1000 ml, 1 L hoặc 1L.
Thứ hai, ghi định lượng hàng hóa đối với hàng hóa dạng lỏng có thể ghi một trong 02 cách: “thể tích thực” hoặc ghi “thể tích thực ở 20°C”
Bên cạnh đó, việc ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa (khoản 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP) được thực hiện theo quy định tại Thông tư này như sau: Hàng hóa nhập khẩu mà thông tin ngày sản xuất và hạn sử dụng trên nhãn gốc được ghi bằng ký tự chữ thì doanh nghiệp có thể chú thích các ký tự chữ này trên nhãn phụ sản phẩm mà không cần phải ghi lại “NSX” và “HSD” theo ký tự số.
Ví dụ: MFG 20 Jan 2020, EXP 20 Feb 2022, trên nhãn ghi như sau: NSX, HSD xem “MFG”, “EXP” trên bao bì, Jan=01, Feb = 02... Dec =12.
Ghi thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa (điểm 1 khoản 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP): Mục 1 khoản 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP không áp dụng trong trường hợp nước được sử dụng làm dung môi để mạ băng, bảo quản sản phẩm, được bỏ đi sau khi sử dụng sản phẩm.
Chi tiết xem tại Thông tư 05/2019/TT-BKHCN có hiệu lực từ 01/01/2021.
Thu Ba
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |