Chính sách quan trọng có hiệu lực từ giữa tháng 7/2020 (từ 11/7 - 20/7)

Từ đầu tháng 7/2020 (từ 11/7 - 20/7) sẽ có các chính sách quan trọng trong lĩnh vực Bảo hiểm, Hành chính Tư pháp, Cán bộ, công chức, viên chức,… có hiệu lực thi hành, các chính sách cụ thể gồm có:

1. DN được đóng vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN với mức thấp hơn bình thường

Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2020.

Cụ thể, Nghị định này quy định, DN hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN được áp dụng mức đóng bằng 3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH nếu đảm bảo các điều kiện sau:

  • Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt VPHC bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu TNHS về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và BHXH;

  • Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;

  • Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.

Thời hạn thực hiện mức đóng thấp hơn là 36 tháng, kể từ tháng quyết định áp dụng mức đóng có hiệu lực.

đóng vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN với mức thấp hơn

DN được đóng vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN với mức thấp hơn bình thường - Ảnh minh họa

2. Thêm nhiều loại giấy tờ có thể thay thế trong HS hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị định 61/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

Cụ thể, theo Khoản 6 Điều 1 Nghị định 61 sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, ngoài các bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã được quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 28 thì NLĐ còn có thể nộp:

  • Xác nhận của NSDLĐ trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của NLĐ; loại HĐLĐ đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ;

  • Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc DN hoặc HTX giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp NLĐ là người quản lý DN, quản lý HTX;

  • Trường hợp NLĐ tham gia BHTN theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của HĐ đó;

Xem thêm tại: Nghị định 61/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/7/2020.

3. Thông tư 04/2020/TT-BTP: Ông bà đi khai sinh cho cháu không cần giấy ủy quyền

Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịchNghị định 123/2015/NĐ-CP, thay thế Thông tư 15/2015/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 16/7/2020.

Ông bà đi khai sinh cho cháu không cần giấy ủy quyền

Thông tư 04/2020/TT-BTP: Ông bà đi khai sinh cho cháu không cần giấy ủy quyền - Ảnh minh họa

Theo đó, kế thừa quy định tại Thông tư 15/2015/TT-BTP, Thông tư 04/2020/TT-BTP tiếp tục quy định trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. Bên cạnh đó, Thông tư 04 cũng bổ sung thêm quy định về việc ủy quyền trong trong hợp đăng ký khai sinh cho trẻ, cụ thể:

Điều 2. Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch

...

2. Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.

Như vậy, theo quy định này, kể từ ngày 16/7/2020, ông, bà, người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em đi đăng ký khai sinh cho trẻ thì không cần phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ.

4. Căn cứ xác định biên chế công chức từ ngày 20/7/2020

Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức có hiệu lực thi hành từ 20/7/2020

Theo đó, Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định việc xác định biên chế công chức được thực hiện theo các căn cứ sau đây:

  • Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;

  • Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;

  • Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao.

Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ trên còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

863 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;