Từ đầu tháng 7/2020 (từ ngày 01/7 -10/7) sẽ có các chính sách quan trọng trong lĩnh vực Giáo dục; Quốc phòng; Thuế, phí và lệ phí;… có hiệu lực thi hành, các chính sách cụ thể bao gồm:
Đây là nội dung đặc biệt quan trọng trong Luật Giáo dục 2019 sẽ có hiệu lực vào ngày 01/7/2020.
Theo đó, trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo từ ngày 01/7/2020 được quy định như sau:
Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Chính thức áp dụng chuẩn trình độ đào tạo mới đối với giáo viên các cấp - Ảnh minh họa
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Luật Dân quân tự vệ 2019 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020.
Theo đó, Luật này quy định các trường hợp được phép mở rộng lực lượng dân quân tự vệ gồm:
Khi thực hiện lệnh động viên cục bộ, tổng động viên;
Khi ban bố tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định rõ thẩm quyền quy định kế hoạch và quyết định mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ thuộc về Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Chi tiết xem tại Luật Dân quân tự vệ 2019 có hiệu lực từ 01/7/2020.
Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 sẽ thay đổi nhiều nội dung quan trọng.
Giảm số lượng tối đa đại biểu HĐND do cử tri ở tỉnh bầu ra từ 1/7/2020 - Ảnh minh họa
Một trong những nội dung thay đổi đó là việc giảm số lượng tối đa đại biểu HĐND tại các cấp, trong đó cấp tỉnh giảm cụ thể như sau:
Tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500 nghìn dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 500 nghìn dân thì cứ thêm 50 nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá 75 đại biểu. (Giảm 10 đại biểu sao với quy định cũ)
Tỉnh không thuộc trường hợp nêu trên có từ một triệu dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm 70 nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu. (Giảm 10 đại biểu so với quy định cũ)
Chi tiết xem tại Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 có hiệu lực từ 01/7/2020.
Ngày 05/5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Theo đó, mức phí chi tiết áp dụng với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp từ 01/7/2020 như sau:
Mức phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí;
Mức phí BVMT đối với nước thải công nghiệp của cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ) áp dụng phí cố định tính theo khối lượng nước thải năm 2020 là 1.500.000 đồng/năm;
…
Chi tiết xem tại Nghị định 53/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2020.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |