Quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”; Căn cứ để xây dựng Định hướng chương trình thanh tra;… là những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ cuối tháng 05/2024 (từ ngày 21 – 31/5/2024).
Nội dung đề cập tại Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú", có hiệu lực từ ngày 25/5/2024.
Theo đó, quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được quy định như sau:
- Cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được nhận Huy hiệu, Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước, tiền thưởng và các quyền lợi theo quy định của pháp luật.
- Có nghĩa vụ giữ gìn hiện vật được khen thưởng.
- Tiếp tục phát huy phẩm chất đạo đức, không ngừng hoàn thiện tri thức và tài năng sư phạm, hoạt động chuyên môn, là tấm gương sáng cho người học và đồng nghiệp noi theo.
Thông tư 04/2024/TT-TTCP quy định về xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra và ban hành kế hoạch thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ ngày 26/4/2024.
Theo đó, căn cứ để xây dựng Định hướng chương trình thanh tra được quy định như sau:
- Nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
- Nghị quyết, đề án, chương trình, mục tiêu của Chính phủ về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; quyết định, chỉ thị, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định, chỉ thị, văn bản chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
- Yêu cầu của việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật; yêu cầu nhiệm vụ công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
- Căn cứ khác theo quy định của pháp luật.
Từ ngày 27/5/2024, Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT về Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Quy chế này quy định về Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông (sau đây gọi tắt là Cuộc thi), bao gồm: quy định chung; ban chỉ đạo, hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi, ban giám khảo; phê duyệt và lựa chọn dự án dự thi; thẩm định hồ sơ dự thi và chấm thi; trách nhiệm và quyền lợi của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.
Quy chế này áp dụng cho các cơ sở giáo dục có học sinh học Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, học viên học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong đó, quy định yêu cầu của Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT như sau:
- Nội dung nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh bảo đảm thiết thực, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông;
- Việc tổ chức cho học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, kỹ thuật bảo đảm an toàn, nghiêm túc, công khai, minh bạch, phù hợp với năng lực, sở trường, hứng thú và tự nguyện tham gia của học sinh;
- Việc tổ chức Cuộc thi bảo đảm thiết thực, hiệu quả, trung thực, khách quan, đánh giá đúng năng lực học sinh.
Thông tư 23/2023/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành, có hiệu lực từ ngày 31/5/2024.
Theo đó, phân loại đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại
(1) Đường ống dẫn khí
(1.1) Phân loại theo cấp vị trí
Đường ống dẫn khí được chia theo cấp vị trí như sau:
- Cấp vị trí 1: Là đoạn bất kỳ dài 1,6 km có ít hơn 10 nhà (hoặc số căn hộ tương đương) nằm trong phạm vi 0,2 km tính từ mép ngoài mỗi bên tuyến ống hoặc ít hơn 06 nhà trên một đơn vị diện tích cơ sở.
+ Cấp vị trí 1, Khu vực 1: Khu vực này là cấp vị trí 1 nơi hệ số thiết kế đường ống lớn hơn 0,72 và nhỏ hơn hoặc bằng 0,8.
+ Cấp vị trí 1, Khu vực 2: Khu vực này là cấp vị trí 1 nơi hệ số thiết kế đường ống nhỏ hơn hoặc bằng 0,72.
- Cấp vị trí 2: Là đoạn bất kỳ dài 1,6 km có từ 10 nhà đến dưới 46 nhà nằm trong phạm vi 0,2 km tính từ mép ngoài mỗi bên tuyến ống hoặc từ 06 đến 28 nhà trên một đơn vị diện tích cơ sở.
- Cấp vị trí 3: Là đoạn bất kỳ dài 1,6 km có từ 46 nhà trở lên nằm trong phạm vi 0,2 km tính từ mép ngoài mỗi bên tuyến ống hoặc trên 28 nhà trên một đơn vị diện tích cơ sở, trừ cấp vị trí 4.
- Cấp vị trí 4: Bao gồm khu vực nhiều tòa nhà nhiều tầng, giao thông dày đặc, có nhiều công trình ngầm.
(1.2) Phân loại theo cấp áp suất
Đường ống dẫn khí được phân cấp theo áp suất vận hành tối đa cho phép bao gồm:
- Cấp 1: Từ 0,7 MPa đến nhỏ hơn 1,9 MPa.
- Cấp 2: Từ 1,9 MPa đến nhỏ hơn 6 MPa.
- Cấp 3: Bằng hoặc lớn hơn 6 MPa.
(2) Đường ống công nghệ.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |