Mức hỗ trợ đối với đối với vật nuôi bị thiệt hại do thiên tai từ 25/02/2025; Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực Công Thương phải thực hiện định kỳ chuyển đổi từ 21/02/2025;... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ cuối tháng 02/2025 (từ ngày 21/02 - 28/02/2025).
Ngày 10/01/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 9/2025/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật.
Theo đó, mức hỗ trợ đối với đối với vật nuôi bị thiệt hại do thiên tai được quy định tại Nghị định 9/2025/NĐ-CP như sau:
- Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu) đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ từ 15.000 đồng/con đến 30.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ từ 31.000 đồng/con đến 45.000 đồng/con.
- Chim cút đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ từ 3.000 đồng/con đến 5.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ từ 6.000 đồng/con đến 10.000 đồng/con.
- Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ từ 500.000 đồng/con đến 600.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ từ 610.000 đồng/con đến 1.500.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 3.000.000 đồng/con.
- Bê cái hướng sữa đến 06 tháng tuổi, hỗ trợ từ 2.000.000 đồng/con đến 4.000.000 đồng/con; bò sữa trên 06 tháng tuổi, hỗ trợ từ 4.100.000 đồng/con đến 12.000.000 đồng/con.
- Trâu, bò thịt, ngựa đến 06 tháng tuổi, hỗ trợ từ 1.500.000 đồng/con đến 3.000.000 đồng/con; trên 06 tháng tuổi, hỗ trợ từ 3.100.000 đồng/con đến 7.000.000 đồng/con.
- Hươu sao, cừu, dê, đà điểu: hỗ trợ từ 1.000.000 đồng/con đến 2.500.000 đồng/con.
- Thỏ đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ từ 30.000 đồng/con đến 50.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ từ 51.000 đồng/con đến 70.000 đồng/con.
- Ong mật (đàn): hỗ trợ từ 300.000 đồng/đàn đến 500.000 đồng/đàn.
Xem thêm tại Nghị định 9/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 25/02/2025.
Ngày 30/12/2024, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Thông tư 41/2024/TT-BCT quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực Công Thương ở địa phương.
Cụ thể, danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực Công Thương phải thực hiện định kỳ chuyển đổi được quy định tại Thông tư 41/2024/TT-BCT bao gồm:
- Cấp các loại giấy phép liên quan đến xuất nhập khẩu, dịch vụ thương mại, cụ thể:
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG/LNG/CNG;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG vào chai;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ xăng dầu;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu;
+ Giấy tiếp nhận thông báo kinh doanh xăng dầu bằng thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ;
+ Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Giấy phép bán lẻ rượu;
+ Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá;
+ Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá;
+ Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
+ Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
+ Giấy phép hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương;
+ Giấy phép hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa phương.
- Cấp các loại giấy phép liên quan đến việc bảo đảm tiêu chuẩn an toàn trong sản xuất, kinh doanh, cụ thể:
+ Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất/kinh doanh/sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp;
+ Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
+ Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp cho người liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
+ Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ cho người được giao quản lý kho, nơi cất giữ tiền chất thuốc nổ;
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào xe bồn;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG/LNG/CNG vào phương tiện vận tải;
+ Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh;
+ Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm);
+ Giấy phép hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có công suất dưới 3 MW đặt tại địa phương;
+ Thông báo xác nhận công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 phù hợp các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy các sản phẩm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Xem thêm tại Thông tư 41/2024/TT-BCT có hiệu ;lực từ 21/02/2025.
Ngày 10/01/2025, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 02/2025/TT-BLĐTBXH quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
Theo đó, kỳ hạn báo cáo và ngày gửi báo cáo thống kê ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định tại Thông tư 02/2025/TT-BLĐTBXH như sau:
- Kỳ hạn báo cáo là 01 năm, tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo chậm nhất là ngày 15 tháng 01 năm kế tiếp của năm báo cáo theo dấu bưu điện hoặc theo đường trục liên thông của Chính phủ (trừ trường hợp mẫu biểu báo cáo yêu cầu khác).
- Các Tổng cục, Cục, Vụ, Thanh tra Bộ tổng hợp thông tin thống kê gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính và Trung tâm Công nghệ thông tin chậm nhất là ngày 31/01 năm kế tiếp của năm báo cáo.
Xem thêm tại Thông tư 02/2025/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 25/02/2025.
Ngày 10/01/2025, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 01/2025/TT-BGDĐT về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
Cụ thể, tại Thông tư 01/2025/TT-BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định về danh mục thiết bị dùng chung các môn học tiếng dân tộc thiểu số như sau;
(1) Bộ máy vi tính để bàn hoặc máy tính xách tay
- Mục đích sử dụng: Giáo viên sử dụng trong trình chiếu nội dung giảng dạy môn học tiếng dân tộc thiểu số và các môn học, các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường;
- Mô tả chi tiết thiết bị dạy học:
+ Kết nối với Ti vi thông minh (hoặc Máy chiếu hoặc Màn hình hiển thị) khi trình chiếu;
+ Loại thông dụng có cấu hình tối thiểu cài đặt được các hệ điều hành và các phần mềm dạy học ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số;
+ Màn hình tối thiểu: 17 inch (máy tính để bàn), 14 inch (máy tính xách tay);
+ Có các cổng kết nối tối thiểu: VGA, HDMI, USB, LAN, Wifi và Bluetooth.
(2) Ti vi thông minh (hoặc Máy chiếu đa năng hoặc Màn hình hiển thị)
- Mục đích sử dụng: Giáo viên sử dụng trong trình chiếu nội dung giảng dạy môn học tiếng dân tộc thiểu số và các môn học, các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường
- Mô tả chi tiết thiết bị dạy học:
+ Ti vi thông minh:
++ Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD;
++ Có đủ cổng kết nối phù hợp với máy vi tính hoặc thiết bị điện tử tương đương (cổng HDMI, usb...);
++ Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt;
+++ Kết nối mạng Lan, Wifi, có thể kết nối Bluetooth;
++ Điều khiển được từ xa.
+ Máy chiếu:
++ Loại thông dụng;
++ Có đủ cổng kết nối phù hợp với máy tính hoặc thiết bị điện tử tương đương;
++ Cường độ sáng tối thiểu 3.500 ANSI lumens;
++ Độ phân giải tối thiểu XGA;
++ Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch;
++ Điều khiển được từ xa;
++ Kèm theo màn chiếu, thiết bị điều khiển và các phụ kiện đồng bộ.
+ Màn hình hiển thị:
++ Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD;
++ Có đủ cổng kết nối phù hợp với máy vi tính hoặc thiết bị điện tử tương đương;
++ Có thể tương tác thông minh;
++ Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt;
++ Điều khiển được từ xa;
++ Nguồn điện: AC 90-22
Xem thêm tại Thông tư 01/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 25/02/2025.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |