Viên chức được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, viên chức vẫn có thể ký hợp đồng lao động với công ty khác.
Viên chức vẫn có thể ký hợp đồng lao động với công ty khác (Ảnh minh họa)
Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc
Tại Điều 25 Luật Viên chức được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức quy định cụ thể 02 loại hợp đồng làm việc của viên chức như sau:
|
Hợp đồng làm việc xác định thời hạn |
Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn |
Đặc điểm |
Hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng. |
Hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. |
Đối tượng áp dụng |
Người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01/7/2020. Trừ trường hợp viên chức được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức; người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. |
- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020; - Viên chức được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức; - Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. |
Theo đó, viên chức được tuyển dụng theo vị trí việc làm, thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo một trong hai loại hợp đồng làm việc là xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn.
Viên chức ký hợp đồng lao động với công ty khác
Tại Điều 14 Luật viên chức quy định quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định, cụ thể:
-
Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
-
Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
-
Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Theo đó, pháp luật đã quy định cụ thể ngoài giờ làm việc trong hợp đồng làm việc, viên chức được quyền hoạt động nghề nghiệp khác, ký hợp đồng với cơ quan, tổ chức khác mà pháp luật không cấm. Viên chức cũng có thể góp vốn vào một số loại hình doanh nghiệp nhất định nhưng không được tham gia quản lý, điều hành. Đây là quy định hoàn toàn phù hợp, tạo điều kiện cho viên chức không chỉ có thể phát triển toàn diện hơn năng lực, đam mê của mình mà còn góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho cuộc sống.
Tuy nhiên, viên chức phải hoàn thành nhiệm vụ được giao tại đơn vị sự nghiệp công lập, đồng thời việc ký hợp đồng lao động với công ty khác phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp và công việc này không vi phạm các điều cấm của luật. Trường hợp viên chức không hoàn thành nhiệm vụ của mình sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định sau:
-
Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách: Đối với hành vi viên chức không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà không có lý do chính đáng (khoản 3 Điều 10 Nghị định 27/2012/NĐ-CP).
-
Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo: Đối với hành vi viên chức không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của đơn vị (khoản 2 Điêu 11 Nghị định 27/2012/NĐ-CP).
Lê Vy
- Từ khóa:
- Công chức viên chức