Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước 2019, dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ Ngân sách Trung ương 2020 báo cáo Quốc hội vào chiều ngày 21/10/2019.
- Lương cán bộ, công chức, viên chức tăng mạnh nhất trong năm 2020
- Các chính sách, chế độ trợ cấp mà giáo viên nhận được khi sinh con
- Điều kiện miễn thi ngoại ngữ, tin học đối với giáo viên ở một số kỳ thi
- Có đúng nhiều giáo viên dạy tại vùng ĐBKK sẽ không còn được hưởng các loại phụ cấp?
- Từ 01/12/2019, người đang hưởng phụ cấp theo Nghị định 116 có được hưởng tiếp hay không?
Ảnh minh họa
►►► XEM THÊM: Lương cán bộ, công chức, viên chức tăng mạnh nhất trong năm 2020
Cụ thể, tại Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước 2019, dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ Ngân sách Trung ương 2020, Chính phủ đã đề xuất tăng lương cơ sở năm 2020 lên 1,6 triệu đồng/tháng và đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - ngân sách nhất trí với đề xuất này.
Như vậy, nếu mức tăng lương được Quốc hội chấp thuận thì lương cơ sở năm 2020 sẽ cao hơn mức lương cơ sở hiện tại là 110.000 đồng/tháng (hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng) và là mức lương cao nhất từ trước đến nay. Theo đó, mức lương hưởng hàng tháng và các khoản khoản phụ cấp tính theo lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ được tăng lên tương ứng. Đồng thời, việc tăng lương cơ sở này cũng sẽ dẫn đến một số tác động sau đây:
- Tăng các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội;
- Tăng mức lương hưu tối thiểu hàng tháng;
- Tăng mức đóng bảo hiểm y tế với nhiều đối tượng;
- Tăng mức khen thưởng với Đảng viên;
- ...
Tuy nhiên, theo Mục 3.1.c Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW, từ năm 2021 sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới. Theo đó, năm 2020 sẽ là năm cuối cùng cán bộ, công chức, viên chức nhận lương theo hệ số, cũng là năm cuối cùng áp dụng lương cơ sở. Từ năm 2021 sẽ có 05 bảng lương mới dành cho cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể:
- 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo.
- 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
- 03 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:
+ 01 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).
+ 01 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an.
+ 01 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Ngoài ra, tại cơ quan thẩm tra cũng có ý kiến đề nghị tăng phụ cấp công vụ và quan tâm hơn đến việc tăng lương cho các đối tượng hưởng lương hưu trước năm 1993.
Nguyễn Trinh