Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Luật cán bộ công chức và luật viên chức sửa đổi 2019 chính thức có hiệu lực kể từ 01/7/2020.
Ảnh minh họa
Cụ thể, Khoản 6 Điều 2 Luật cán bộ công chức và luật viên chức sửa đổi 2019 đã quy định các trường hợp mà viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Thứ nhất: Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.
Thứ hai: Hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc.
Thứ ba: Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Viên chức 2010 hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật viên chức 2010.
Có thể thấy, so với quy định tại Luật viên chức 2010, Luật sửa đổi 2019 đã quy định cụ thể, rõ ràng 03 trường hợp viên chức nói chung (trong đó có viên chức giáo viên) được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm khi thôi việc thay vì quy định chung chung là chế độ đối với viên chức khi chấm dứt hợp đồng làm việc như hiện nay.
Trong đó, đối với trường hợp thứ nhất, Luật sửa đổi 2019 đã bổ sung thêm 01 trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức là “Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự” bên cạnh những trường hợp đã được quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật viên chức 2010 như hiện nay.
Bên cạnh đó, kế thừa quy định tại Luật viên chức 2010, Luật sửa đổi 2019 cũng quy định giáo viên sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
-
Bị buộc thôi việc;
-
Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 6 Điều 29 của Luật Viên chức 2010;
-
Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật Viên chức 2010.
Lê Hải