Quy định mới về biên chế công chức từ ngày 20/07/2020

Ngày 01/06/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức. Theo đó, Nghị định này đã có những quy định mới về điều chỉnh biên chế công chức và có hiệu lực từ ngày 20/07/2020.

biên chế công chức

Quy định mới về điều chỉnh biên chế công chức từ ngày 20/07/2020 (Ảnh minh hoạ)

1. Căn cứ xác định biên chế công chức

Căn cứ xác định biên chế công chức bao gồm:

  • Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;

  • Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;

  • Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;

  • Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ quy định trên còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

2. Trình tự phê duyệt biên chế công chức hằng năm

Bước 1: Các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, địa phương căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về định mức biên chế công chức để xây dựng kế hoạch biên chế công chức hằng năm của cơ quan, tổ chức mình, gửi cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ về tổ chức cán bộ của bộ, ngành, địa phương tiếp nhận hồ sơ, thẩm định kế hoạch biên chế công chức hằng năm.

Bước 2: Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ về tổ chức cán bộ của bộ, ngành, địa phương tiếp nhận hồ sơ, thẩm định kế hoạch biên chế công chức hằng năm của các cơ quan, tổ chức; tổng hợp, lập kế hoạch biên chế công chức hằng năm của bộ, ngành, địa phương để bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ thẩm định.

Bước 3: Bộ Nội vụ thẩm định kế hoạch biên chế công chức hằng năm của bộ, ngành, địa phương; tổng hợp kế hoạch biên chế công chức hằng năm của bộ, ngành, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quyết định giao biên chế công chức đối với từng bộ, ngành, địa phương sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Nội dung kế hoạch biên chế công chức hằng năm

Về nội dung kế hoạch biên chế công chức hằng năm, bao gồm 5 mục:

  • Sự cần thiết của việc lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm;

  • Báo cáo đánh giá việc giao và sử dụng biên chế công chức của năm trước liền kề với năm kế hoạch tại thời điểm lập kế hoạch;

  • Xác định biên chế công chức của năm kế hoạch; kèm theo việc thống kê, tổng hợp số liệu biên chế công chức của năm kế hoạch theo Phụ lục IA hoặc Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định 62;

  • Giải pháp thực hiện kế hoạch biên chế công chức sau khi được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt, dự kiến nguồn công chức bổ sung, thay thế, thực hiện chính sách tinh giản biên chế và dự toán kinh phí để thực hiện;

  • Kiến nghị, đề xuất.

4. Hồ sơ kế hoạch biên chế công chức hằng năm

Hồ sơ kế hoạch biên chế công chức hằng năm, gồm:

  • Văn bản đề nghị kế hoạch biên chế công chức hằng năm;

  • Kế hoạch biên chế công chức hằng năm của cơ quan, tổ chức theo quy định;

  • Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt biên chế công chức của năm trước liền kề với năm kế hoạch.

5. Các trường hợp điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức

Việc điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức được xem xét trong các trường hợp sau:

  • Cơ quan, tổ chức có thay đổi một trong các căn cứ quy định về căn cứ xác định biên chế công chức;

  • Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.

6. Hồ sơ, trình tự điều chỉnh biên chế công chức

Hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gồm:

  • Văn bản đề nghị điều chỉnh biên chế công chức;

  • Đề án điều chỉnh biên chế công chức;

  • Các tài liệu liên quan đến điều chỉnh biên chế công chức kèm theo;

Đối với việc điều chỉnh tăng biên chế công chức hoặc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức về Bộ Nội vụ để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

Đối với việc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương với cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 62/2020/NĐ-CP, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chuyển biên chế công chức về Bộ Nội vụ để quyết định. Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt biên chế công chức hằng năm.

Ty Na

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
4365 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;