Theo Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì từ ngày 01/7/2020, công chức có thể dự nâng ngạch bằng hình thức xét nâng ngạch bên cạnh hình thức thi nâng ngạch như hiện nay.
- Hướng dẫn mới về điều kiện dự thi/xét nâng ngạch đối với công chức
- Bổ sung thêm hình thức thi vòng 2 kỳ thi tuyển công chức
Ảnh minh họa
Cụ thể hóa quy định này tại Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, Dự thảo Nghị định đã bổ sung quy định về quy trình thực hiện việc xét nâng ngạch tại Điều 38. Theo đó, việc xét nâng ngạch công chức được thực hiện như sau:
- Căn cứ vào hồ sơ đăng ký dự xét nâng ngạch, Ban xét nâng ngạch công chức kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của công chức dự xét nâng ngạch theo quy định tại Khoản 5 Điều 32 Dự thảo này, báo cáo kết quả lên Hội đồng nâng ngạch chậm nhất sau 02 ngày làm việc khi kết thúc việc kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện xét nâng ngạch;
- Chậm nhất 02 ngày làm việc sau khi nhận được báo cáo kết quả kiểm tra, Hội đồng nâng ngạch phải tổ chức họp để thống nhất về kết quả xét nâng ngạch và báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức nâng ngạch công chức về kết quả xét nâng ngạch, danh sách công chức trúng truyển kỳ xét nâng ngạch (nếu có);
- Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả xét nâng ngạch, Hội đồng nâng ngạch tiếp tục thực hiện việc tổ chức thi nâng ngạch công chức trong trường hợp còn chỉ tiêu nâng ngạch công chức;
- Kết quả xét nâng ngạch được thông báo công khai tại cơ quan tổ chức nâng ngạch;
- Cơ quan có thẩm quyền tổ chức nâng ngạch công chức có quyền hủy bỏ kết quả xét nâng ngạch, không công nhận việc xét nâng ngạch trong trường hợp phát hiện công chức không đủ tiêu chuẩn, điều kiện xét nâng ngạch.
Lưu ý, việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan sử dụng công chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Xem thêm các nội dung của Dự thảo TẠI ĐÂY.
Nguyễn Trinh
- Từ khóa:
- Điều kiện nâng ngạch
- Cán bộ công chức