Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên trong các trường cao đẳng sư phạm được quy định chi tiết tại Thông tư 31/2021/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 26/12/2021).
- 05 lưu ý về thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giảng viên ĐH
- Yêu cầu về biên soạn tài liệu sử dụng trong trường mầm non
- Cách tính điểm quy đổi hoạt động chuyên môn để xét thăng hạng CDNN giảng viên
- Quy định mới về điều kiện thi thăng hạng CDNN giảng viên hạng II
Mới: Quy định về thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giảng viên CĐSP (Ảnh minh họa)
Điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
*Điều kiện thi hoặc xét thăng hạng CDNN giảng viên hạng III lên hạng II:
Viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
(1) Trường cao đẳng sư phạm có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
(2) Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III), mã số V.07.08.22.
(3) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21;
Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
(4) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21.
(5) Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21 quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT .
Trường hợp viên chức đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21.
(6) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III), mã số V.07.08.22 hoặc tương đương theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 5 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT, cụ thể:
Tối thiểu đủ 09 năm đối với người có bằng đại học; đủ 06 năm đối với người có bằng thạc sĩ; trong đó phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
*Điều kiện thi hoặc xét thăng hạng CDNN giảng viên hạng II lên hạng I:
Viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
(1) Trường cao đẳng sư phạm có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng.
(2) Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21.
(3) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20;
Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
(4) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận nhiệm vụ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20.
(5) Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20 quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT.
Trường hợp viên chức đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20.
(6) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21 hoặc tương đương theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 6 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT, cụ thể:
Tối thiểu đủ 06 năm, trong đó phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Hình thức xét thăng hạng
Hình thức xét thăng hạng bao gồm việc xét hồ sơ theo Điều 36 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, thẩm định việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng nêu trên tương ứng với chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng; trong đó, có tính điểm quy đổi kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và được thực hiện qua 02 (hai) bước như sau:
Bước 1: Xét hồ sơ và thẩm định việc đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện chung xét thăng hạng như trên tương ứng với chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng;
Bước 2: Tính điểm quy đổi kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức dự xét đã đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện chung của chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng ở Bước 1, thực hiện tính điểm theo quy định tại Điều 8 và Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 31/2021.
>>Xem chi tiết cách tính điểm quy đổi kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để xét thăng hạng TẠI ĐÂY
Nội dung xét thăng hạng
Nội dung xét thăng hạng bao gồm thẩm định việc đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng; trong đó điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 31/2021.
Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng
- Người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số: V07.08.21 là viên chức được Hội đồng xét thăng hạng xác định đạt tiêu chuẩn, điều kiện, trong đó điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quy đổi đạt tối thiểu 2,0 điểm và lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp được giao.
- Người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số: V07.08.20 là viên chức được Hội đồng xét thăng hạng xác định đạt tiêu chuẩn, điều kiện, trong đó điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quy đổi đạt tối thiểu 4,0 điểm và lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp được giao.
Một số lưu ý - Trường hẹp có từ 02 (hai) người trở lên có điểm kết quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ quy đổi bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên như sau: + Viên chức là nữ; + Viên chức là người dân tộc thiểu số; + Viên chức có thời gian công tác nhiều hơn; + Viên chức nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh). - Không bảo lưu kết quả cho các kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lần sau. |
Bảo Ngọc