Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 32 Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định các trường hợp được coi là công chức, gồm:
a) Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Công chức trong cơ quan nhà nước;
c) Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
Hình minh họa (nguồn internet)
Tuy nhiên, Khoản 18 Điều 1 Dự thảo sửa đổi đã quy định bãi bỏ Điểm c Khoản 1 Điều 32 Luật Cán bộ, công chức 2008, tức là từ các trường hợp lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không còn được coi là công chức.
Tại Dự thảo cũng quy định rằng sau khi Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực thì các trường hợp xác định là công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008 tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng các quy định của pháp luật như đối với công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ hiện đang đảm nhiệm.
Xem nội dung chi tiết tại Dự thảo Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức dự kiến có hiệu lực từ năm 2020.
Duy Thịnh
- Từ khóa:
- Cán bộ công chức