Trước ngày 15/12/2020, cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập phải hoàn thành việc đánh giá, xếp loại chất lượng cuối năm 2020. THƯ KÝ LUẬT gửi đến Quý Khách hàng và Thành viên hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng công chức cuối năm 2020.
- Thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
- CBCCVC bị đánh giá, xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ năm 2020 khi nào?
- 04 điều cần biết về đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức cuối năm 2020
Hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng công chức cuối năm 2020 (Ảnh minh họa)
1. Thẩm quyền đánh giá, xếp loại công chức
Tại Điều 16 Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức quy định thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng công chức như sau:
-
Việc đánh giá, xếp loại chất lượng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện;
-
Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện.
2. Tiêu chí xếp loại chất lượng công chức
Từ Điều 8 đến Điều 11 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định tiêu chí xếp loại chất lượng công chức cụ thể như sau:
Mức độ |
Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý |
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý |
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ |
- Thực hiện tốt các quy định về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc và ý thức tổ chức kỷ luật; - Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao, trong đó ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức. |
- Thực hiện tốt các quy định về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc và ý thức tổ chức kỷ luật; - Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao; - Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức; - 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó ít nhất 70% hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ |
Hoàn thành tốt nhiệm vụ |
- Đáp ứng các tiêu chí về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc và ý thức tổ chức kỷ luật; - Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả. |
- Đáp ứng các tiêu chí về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc và ý thức tổ chức kỷ luật; - Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả; - Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng; - 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên. |
Hoàn thành nhiệm vụ |
- Đáp ứng các tiêu chí về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc và ý thức tổ chức kỷ luật; - Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành, trong đó có không quá 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp. |
- Đáp ứng các tiêu chí về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc và ý thức tổ chức kỷ luật; - Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành, trong đó có không quá 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp; - Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành trên 70% các chỉ tiêu, nhiệm vụ; - Có ít nhất 70% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên. |
Không hoàn thành nhiệm vụ
|
- Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền; - Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả; - Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá. |
- Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền; - Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả; - Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ; - Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý theo quy định của pháp luật. - Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá. |
3. Trình tự đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
Theo Điều 18 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định 04 bước đánh giá, xếp loại chất lượng công chức cụ thể như sau:
Bước 1: Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP.
Bước 2: Nhận xét, đánh giá công chức
Tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác sẽ tổ chức cuộc họp để nhận xét, đánh giá đối với công chức. Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua.
Bước 3: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với công chức.
Bước 4: Thông báo bằng văn bản
Cấp có thẩm quyền đánh giá thông báo bằng văn bản cho công chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
4. Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng công chức hằng năm
Theo Điều 20 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng công chức được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
>>> Xem thêm: Mẫu Phiếu đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức cuối năm 2020
Lê Vy