Hướng dẫn 01-HDUBKTTW thực hiện Quy định 30-QĐ/TW về kỷ luật đảng

Ngày 21/11/2016, Ủy ban kiểm tra (UBKT) trung ương đã có Hướng dẫn 01-HDUBKTTW về việc thực hiện một số điều trong Quy định 30/QĐ/TW thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.

 

Thực hiện giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng khi thật sự cần thiết

Nội dung giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng và tiến hành các nhiệm vụ kiểm tra khi thật sự cần thiết được thực hiện khi:

  • Tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm ở các lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, quan trọng hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành thì ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy quản lý đảng viên, tổ chức đảng đó quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.
  • Chi bộ có thẩm quyền kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm thực hiện nhiệm vụ chi bộ giao, nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ cấp trên giao) và có dấu hiệu vi phạm về đạo đức, lối sống.

Việc giám sát đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ đảng viên của chi bộ:

  • Chi bộ giám sát thường xuyên; chi bộ có chi ủy, có đảng viên hoạt động phân tán thì thực hiện giám sát theo chuyên đề;
  • Chi bộ không giám sát đảng viên thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao (trừ khi được ủy quyền).

Phải trao đổi bằng văn bản với UBKT cấp trên trực tiếp trước khi thay đổi ủy viên ban kiểm tra

Tại Khoản 2 Điều 31 Quy định 30 thì các thành viên ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp dưới phải được cấp ủy cấp trên trực tiếp chuẩn y, nếu điều động chủ nhiệm ủy ban kiểm tra sang công tác khác phải được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý.

Ngoài việc thay đổi chủ nhiệm ủy ban kiểm tra như quy định của Điều lệ Đảng, khi thay đổi phó chủ nhiệm hoặc ủy viên ủy ban kiểm tra thì cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cấp dưới phải trao đổi với ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp trước khi thực hiện. Việc trao đổi phải được thực hiện bằng văn bản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, UBKT cấp trên trực tiếp phải có văn bản trả lời. Nếu quá thời hạn trên mà không trả lời thì coi như đồng ý.

 

 

Thẩm quyền kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm

Thường trực ủy ban kiểm tra hoặc ủy ban kiểm tra (nơi không có thường trực ủy ban kiểm tra) có thẩm quyền quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên hoặc tổ chức đảng cấp dưới. Cụ thể:

  • Trong quá trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, nếu đối tượng kiểm tra bị tố cáo thì trường trực ủy ban kiểm tra hoặc ủy ban kiểm tra xem xét, quyết định kết hợp đưa nội dung tố cáo thành một nội dung kiểm tra bổ sung và báo cáo chung khi kết thúc kiểm tra (đối với kiểm tra của ban chấp hành thường vụ cấp ủy cũng được thực hiện tương tự như trên)
  • Nội dung thông báo cho người tố cáo về kết quả giải quyết tố cáo được trích trong kết luận kiểm tra (chỉ những nội dung tố cáo đã được kết luận) của tổ chức đảng có thẩm quyền.

Thẩm quyền, nguyên tắc giải quyết tố cáo

Đối với trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo thì tổ chức đảng giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó, trừ trường hợp bị đe dọa, ép buộc, mua chuộc.

  • Người tố cáo nhận thấy việc tố cáo không đúng hoặc không còn phù hợp thì có thể xin rút một, một số nội dung tố cáo hoặc rút đơn tố cáo;
  • Tổ chức đảng nhận thấy người tố cáo tự nguyện rút một hoặc một số nội dung tố cáo hay rút đơn tố cáo, nếu có cơ sở thì chấp nhận cho kết thúc giải quyết một phần nội dung tố cáo hoặc toàn bộ nội dung tố cáo (phải lập biên bản có chứ kỹ xác nhận của người tố cáo).

Trường hợp người tố cáo xin rút đơn tố cáo song nếu nhận thấy nội dung tố cáo có căn cứ, cơ sở thì tổ chức đảng nghiên cứu, xem xét kết hợp với nguồn thông tin khác để phục vụ cho kiểm tra.

  • Trường hợp có cơ sở khẳng định người tố cáo bị ép buộc, đe dọa, mua chuộc thì tổ chức đảng có thẩm quyền tiếp tục giải quyết tố cáo và phải thực hiện biện pháp hoặc yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ người tố cáo.
  • Trong quá trình giải quyết nếu phát hiện người tố cáo bị mua chuộc, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định kiểm tra hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với người tố cáo bị mua chuộc và người mua chuộc.
  • Trong quá trình giải quyết tố cáo, nếu phát hiện đối tượng có dấu hiệu vi phạm khác thì chuyển sang thực hiện theo quy trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm (có thể bổ sung thành viên hoặc quyết định thành lập đoàn kiểm tra mới), đưa nội dung tố cáo thành nội dung kiểm tra chung.

 

 

Phạm vi giải quyết khiếu nại

Việc giải quyết khiếu nại về nội dung vi phạm, hình thức kỷ luật trong quyết định kỷ luật và về nguyên tắc, thủ tục, quy trình, thẩm quyền thi hành kỷ luật mà đảng viên bị kỷ luật có khiếu nại. Cụ thjể:

  • Chỉ giải quyết khiếu nại về vi phạm nội dung, hình thức kỷ luật, về nguyên tắc, thủ tục, quy trình và thẩm quyền thi hành kỷ luật; các trường hợp khiếu nại không thuộc phạm vi, trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết thì tổ chức đảng chuyển các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
  • Khi khiếu nại phải xác định rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng haợc giảm nhẹ so với hình thức kỷ luật đã quyết định để biểu quyết không bị phân tán;
  • Nếu thấy việc kỷ luật không đúng thẩm quyền thì tổ chức đảng giải quyết khiếu nại yêu cầu tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật hủy bỏ quyết định kỷ luật và đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, kỷ luật theo quy định.
  • Trường hợp vừa khiếu nại, vừa tố cáo thì tổ chức đảng chỉ giải quyết nội dung khiếu nại vàn hướng dẫn người khiếu nại thực hiện quyền tố cáo theo quy định.
  • Trong quá trình giải quyết, nếu đảng viên tự nguyện xin rút đơn khiếu nại thì tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét cho rút đơn khiếu nại và kết thúc việc giải quyết (phải lập biên bản có ký xác nhận của người khiếu nại);
  • Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiéu nại kỷ luật, tổ chức đảng quản lý đảng viên bị kỷ luật chưa thực hiện chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên đó (nếu phát sinh chuyển sinh hoạt đảng)

Khai trừ khỏi Đảng nếu đảng viên bị hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên

Trong trường hợp đảng viên bị tuyên phạt thấp hơn hình phạt cải tạo không giam giữ thì tổ chức đảng căn cứ, nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để xem xét, xử lý kỷ luật cho phù hợp, kể cả khai trừ.

Đảng viên bị kỷ luật cách chức, trong vòng một năm, kể từ ngày có quyết định, không được bầu vào cấp ủy, không được bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương và cao hơn. 

Sau một năm, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỷ luật khai trừ), nếu đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực. 

  • Trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật, nếu đảng viên khiếu nại thì thời gian chấm dứt hiệu lực kỷ luật được tính là sau một năm kể từ ngày công bố quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật quyết định cuối cùng đối với đảng viên đó.
  • Một năm được tính theo tháng (đủ 12 tháng).

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
2789 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;