Theo Thông tư 01/2016/TT-BNV của Bộ Nội vụ dân chủ trong tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức là một trong những nguyên tắc tổ chức Hội nghị để cán bộ, công chức, viên chức tham gia quản lý, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
- Nguyên tắc và hình thức tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức
- Quy trình chuẩn bị tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức
- Hướng dẫn tổ chức hội nghị CBCCVC và người lao động (mới nhất)
Thông tư 01 quy định Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức được tổ chức dân chủ, thiết thực, bảo đảm các nội dung quy định tại Nghị định 04/2015/NĐ-CP như sau:
- Kiểm điểm việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch công tác hàng năm; thảo luận, bàn biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tới của cơ quan, đơn vị;
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị lắng nghe ý kiến đóng góp, phê bình của cán bộ, công chức, viên chức; giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức;
- Thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị; phát động phong trào thi đua và ký kết giao ước thi đua giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với tổ chức công đoàn;
- Bàn các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị;
- Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan, đơn vị báo cáo công tác; bầu Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật;
- Khen thưởng cá nhân, tập thể của cơ quan, đơn vị có thành tích trong công tác.
Theo Thông tư 01 tính hợp pháp của hội nghị phải được đảm bảo, có ít nhất 2/3 cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị hoặc ít nhất 2/3 đại biểu được triệu tập có mặt dự hội nghị. Nghị quyết, quyết định của Hội nghị được thông qua khi có trên 50% số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật.
Công tác tổ chức Hội nghị phải chu đáo về hình thức và nội dung từ giai đoạn chuẩn bị cho đến khi chinh thức tiến hành Hội nghị. Theo đó:
Ở giai đoạn chuẩn bị tổ chức Hội nghị:
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị triệu tập hợp trù bị để thống nhất chủ trương, thông qua kế hoạch, mục tiêu, nội dung hội nghị; dự kiến thời gian tổ chức hội nghị; dự kiến số lượng đại biểu triệu tập và phân bổ cho từng đơn vị bảo đảm cơ cấu, thành phần công bằng, hợp lý nếu là hội nghị triệu tập đại biểu.
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phối hợp với công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức tổng hợp, tiếp thu ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo các văn bản, báo cáo để lấy ý kiến tại hội nghị, đồng thời đưa ra quyết định triệu tập hội nghị.
- Người đứng đầu các đơn vị thuộc cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Chủ tịch công đoàn cùng cấp tổ chức hội nghị tại đơn vị mình để tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm, phương hướng nhiệm vụ năm tiếp theo; việc triển khai những quy định về thực hiện dân chủ tại đơn vị; thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo các văn bản, báo cáo được gửi xin ý kiến; bầu đại biểu dự hội nghị của cơ quan, đơn vị; bình xét khen thưởng; kiến nghị, đề xuất.
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, công đoàn cơ quan, đơn vị căn cứ kết quả hội nghị để tổng hợp ý kiến, hoàn chỉnh các văn bản, báo cáo đưa ra hội nghị của cơ quan, đơn vị.
Ở giai đoạn tổ chức hội nghị:
- Thông tư 01 nêu rõ người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Chủ tịch công đoàn cơ quan, đơn vị trình bày các văn bản, báo cáo theo sự phân công ở giai đoạn chuẩn bị tổ chức Hội nghị lần lượt là:
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trình bày báo cáo kiểm điểm việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; báo cáo kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết hội nghị trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch công tác năm.
- Ban chấp hành công đoàn cơ quan, đơn vị trình bày báo cáo tổng kết phong trào thi đua; nội dung xét khen thưởng và dự kiến nội dung phong trào thi đua năm tiếp theo; dự thảo bản giao ước thi đua; báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và chương trình công tác, hoạt động của thanh tra nhân dân năm tiếp theo; dự kiến nhân sự bầu hoặc bầu bổ sung thành viên Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật (nếu có).
- Cán bộ, công chức, viên chức tham dự hội nghị thảo luận về nội dung của văn bản, báo cáo; đồng thời đưa ra đề xuất, kiến nghị (nếu có).
- Trường hợp có thắc mắc, kiến nghị từ thành viên tham dự thì người đứng đầu, Chủ tịch công đoàn phải giải đáp thắc mắc, kiến nghị đó.
- Trưởng ban Thanh tra nhân dân trình bày báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong năm và chương trình công tác năm tiếp theo.
- Bầu mới hoặc kiện toàn Ban Thanh tra nhân dân (nếu có).
- Thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị (nếu có).
- Tổ chức khen thưởng cá nhân, tập thể của cơ quan, đơn vị có thành tích trong công tác; phát động phong trào thi đua.
- Ký kết giao ước thi đua giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với tổ chức công đoàn.
- Thông qua nghị quyết hội nghị.
Sau Hội nghị, Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phối hợp với công đoàn cơ quan, đơn vị phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết hội nghị; cử đầu mối để phối hợp, theo dõi, đề xuất xử lý kịp thời những phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện. Theo đó, định kỳ 6 tháng một lần, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phối hợp với công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị; thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.
- Từ khóa:
- Thông tư 01/2016/TT-BNV
- Cán bộ công chức