Đây là nội dung quan trọng được quy định cụ thể tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế.
Ảnh minh họa
Hiện Nghị định 108/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 113/2018/NĐ-CP quy định chính sách tinh giản biên chế được thực hiện đối với các đối tượng sau:
-
Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã;
-
Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
-
Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP;
-
Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (không bao gồm Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động);
-
Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử làm người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước;
-
Người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao tại các hội.
Theo đó, những đối tượng nêu trên sẽ bị tinh giản biên chế nếu rơi vào trường hợp tinh giản được quy định tại Điều 6 Nghị định 113/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Chính sách tinh giản biên chế hiện đã được thi hành từ ngày 10/01/2015 đến nay. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 24 Nghị định này, cần lưu ý:
Điều 24. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
Như vậy, Thư Ký Luật xin lưu ý tới quý khách hàng là đối tượng tinh giản biên chế lưu ý quy định trên để đảm bảo quyền lợi của mình.
Lan Anh