Cách tính mức tiền phụ cấp khu vực đối với cán bộ, công chức, viên chức

Ngoài tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức còn được hưởng thêm một số phụ cấp, đặc biệt là phụ cấp khu vực. Dưới đây là cách tính mức tiền phụ cấp khu vực đối với cán bộ, công chức, viên chức.

cán bộ, công chức, viên chức

Cách tính mức phụ cấp khu vực đối với cán bộ, công chức, viên chức (Ảnh minh họa)

 Hệ số phụ cấp khu vực đối với từng địa bàn cụ thể

Theo Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực quy định phụ cấp khu vực được quy định gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5;  0,7 và 1,0 so với mức lương cơ sở.

Lưu ý: Mức 1,0 chỉ áp dụng đối với những hải đảo đặc biệt khó khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà.

Mức tiền phụ cấp khu vực được tính theo công thức sau:

Mức tiền

phụ cấp khu vực

=

Hệ số

phụ cấp khu vực

x

Mức lương cơ sở

Trong đó:

Lưu ý: Ngày 27/12/2019, tại Nghị quyết 86/2019/QH14, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng đồng thời điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do NSNN đảm bảo) và trợ cấp ưu đãi người có công cách mạng tăng bằng mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2020. Tuy nhiên, do sự bùng phát của đại dịch Covid-19, tại Kết luận 77-KL/TW ngày 05/6/2020 và Nghị quyết 122/2020/QH14 ngày 19/6/2020, Bộ Chính trị và Quốc hội đã thống nhất chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang từ ngày 01/07/2020 cho đến khi có thông báo mới.

Theo đó, từ ngày 01/01/2021 mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức không tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng và vẫn giữ nguyên 1,49 triệu đồng/tháng cho đến khi có thông báo mới. 

Mời Quý khách hàng xem thêm: Lương cơ sở 2021 của CBCCVC như thế nào trước tình hình mới?

Mức tiền phụ cấp khu vực tháng 10 năm 2020 của cán bộ, công chức, viên chức được tính như sau:

Mức

Hệ số

Mức tiền phụ cấp khu vực tháng 10/2020

1

0,1

149.000 đồng

2

0,2

298.000 đồng

3

0,3

447.000 đồng

4

0,4

596.000 đồng

5

0,5

745.000 đồng

6

0,7

1.043.000 đồng

7

1,0

1.490.000 đồng

 

Riêng đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân, mức tiền phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì theo công thức sau:

Mức tiền

phụ cấp khu vực

=

Hệ số

phụ cấp khu vực

x

Mức lương cơ sở

x 0,4

 

Mức tiền phụ cấp khu vực của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân tháng 10/2020 như sau:

Mức

Hệ số phụ cấp khu vực

Mức tiền phụ cấp khu vực tháng 10/20020

1

0,1

59.600 đồng

2

0,2

119.200 đồng

3

0,3

178.800 đồng

4

0,4

238.400 đồng

5

0,5

298.000 đồng

6

0,7

417.200 đồng

7

1,0

596.000 đồng

 

Chú ý: Theo Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT quy định đối tượng cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp khu vực bao gồm:

- Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử  việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.

- Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn.

- Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

- Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.

- Những người làm việc trong các công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển và bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, gồm:

  • Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị; thành viên Ban kiểm soát;

  • Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng (không kể Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng);

  • Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh; viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và nhân viên thừa hành, phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

- Những người nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng trợ cấp hàng tháng thay lương.

- Thương binh (kể cả thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh), bệnh binh hưởng trợ cấp hàng tháng mà không phải là người hưởng lương, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Theo đó, chỉ những đối tượng thuộc các trường hợp trên mới được hưởng phụ cấp khu vực.

Lê Vy

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
7374 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;