Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến kỳ nghỉ Tết của cả nước, ngoài các việc làm cuối cùng để kết thúc năm 2020, CBCCVC cũng cần lưu ý 05 việc không được làm trong dịp Tết Ậm lịch 2021 sắp tới.
- Tràn ra đường để chèo kéo, vẫy khách vào quán ăn sẽ bị xử phạt thế nào?
- Mức phạt các vi phạm giao thông thường gặp trong dịp Tết Âm lịch 2021
05 việc CBCCVC không được làm trong dịp Tết Âm lịch 2021 (Ảnh minh họa)
1. Biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức
Theo mục 4 Chỉ thị 48-CT/TW ngày 09/12/2020 của Ban Bí thư Ban chấp hành Trung ương về việc tổ chức Tết năm 2021, để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân đón mừng năm mới 2021 và vui xuân, đón Tết Nguyên đán Tân Sửu lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, tạo khí thế phấn khởi ngay từ năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Ban Bí thư đề nghị không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; không đi lễ chùa, lễ hội nếu không được phân công; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi...
Lưu ý: Tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 63/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định phạt tiền từ 20 triệu – 50 triệu đồng đối với hành vi tặng cho tài sản công không đúng quy định (sử dụng tài sản công để làm quà tặng vi phạm Quy chế tặng quà do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành).
2. Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc
Tại khoản 5 Điều 5 Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia, trong đó nghiêm cấm CBCCVC, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
Ngoài ra, tại Điều 5 cũng quy định thêm cấm các hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn,…
Lưu ý: Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định mức phạt tiền đối với hành vi điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở như sau:
Đối tượng |
Hành vi vi phạm |
Mức phạt |
Đối với xe máy |
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở |
2 triệu – 3 triệu đồng |
Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở |
4 triệu – 5 triệu đồng |
|
Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở |
6 triệu – 8 triệu đồng |
|
Đối với xe ô tô |
Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở |
6 triệu – 8 triệu đồng |
Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở |
16 triệu – 18 triệu đồng |
|
Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở |
30 triệu – 40 triệu đồng |
3. Không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức
Điều 25 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tham nhũng quy định cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
Lưu ý: Trường hợp không từ chối được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức quản lý, xử lý quà tặng thực hiện như sau:
- Đối với quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức tiếp nhận, bảo quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Đối với quà tặng bằng hiện vật, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, bảo quản và xử lý như sau:
-
Xác định giá trị của quà tặng trên cơ sở giá của quà tặng do cơ quan, đơn vị, cá nhân tặng quà cung cấp (nếu có) hoặc giá trị của quà tặng tương tự được bán trên thị trường. Trong trường hợp không xác định được giá trị của quà tặng bằng hiện vật thì có thể đề nghị cơ quan có chức năng xác định giá;
-
Quyết định bán quà tặng và tổ chức công khai bán quà tặng theo quy định của pháp luật;
-
Nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc xử lý quà tặng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bán quà tặng.
- Đối với quà tặng là dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, thực tập, bồi dưỡng trong nước hoặc ngoài nước, dịch vụ khác thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thông báo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ về việc không sử dụng dịch vụ đó.
- Đối với quà tặng là động vật, thực vật, thực phẩm tươi, sống và hiện vật khác khó bảo quản thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ tình hình cụ thể và quy định của pháp luật về xử lý tang vật trong các vụ việc vi phạm hành chính để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý.
5. Không được vào casino đánh bạc dưới mọi hình thức
Theo Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước quy định nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo sự chuyển biến rõ nét, nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín của Chính phủ, chính quyền các cấp đối với Nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp, bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật và củng cố niềm tin của Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; không được vào casino đánh bạc dưới mọi hình thức.
Lưu ý: Tại khoản 4 Điều 23 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định phạt tiền từ 5 triệu – 10 triệu đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
-
Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
-
Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;
-
Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
Ngoài ra, hành vi đánh bạc trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 321 Bộ luật Hình sự về Tội đánh bạc.
Lê Vy