Tổng hợp mức phạt vi phạm hành chính về đóng BHYT, BHTN, BHXH

Người sử dụng lao động không thực hiện đúng quy định về việc đóng bảo hiểm cho người lao động sẽ bị phạt hành chính. Dưới đây là tổng hợp mức phạt vi phạm về việc đóng bảo hiểm đối với người sử dụng lao động.

1. Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến BHYT, BHXH, BHTN

Căn cứ Điều 11 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về hành vi bị nghiêm cấm như sau:

- Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008.

- Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.

- Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.

- Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Tại Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau

- Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

- Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.

- Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Mức phạt vi phạm về việc đóng BHYT, BHTN, BHTN

Hành vi vi phạm Mức tiền phạt Biện pháp khắc phục hậu quả
Không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật

- Từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Từ 5 triệu đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

- Từ 12 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

- Từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

(Khoản 4 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

(Điểm b khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

Không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng BHTN cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng BHTN theo quy định.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

(khoản 3 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
 

- Chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN;

- Đóng BHXH, BHTN không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

- Đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà không phải là trốn đóng;

- Chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHTN của người lao động 

Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

(khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

- Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc, BHTN phải đóng cho cơ quan BHXH.

- Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; 

Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan BHXH.

(Khoản 10 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

(khoản 6 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

- Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc, BHTN phải đóng cho cơ quan BHXH.

- Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; 

Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan BHXH.

(Khoản 10 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

- Trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự aaaaaaaaaaaaa

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.

(khoản 7 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)aaaaaaaaaaaaa

- Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc, BHTN phải đóng cho cơ quan BHXH.

- Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; 

Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan BHXH.

(Khoản 10 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

Ngọc Nhi

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
579 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;