Người bệnh lưu ý: Phải nhớ số thẻ BHYT khi đi khám bệnh

Bộ Y tế đang lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội và Luật bảo hiểm y tế (gọi tắt là Dự thảo Thông tư). Theo đó, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số quy định liên quan đến hoạt động thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) như sau:

 

Quên thẻ BHYT thì người bệnh phải nhớ số thẻ BHYT khi KCB

Điều 8 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC quy định người tham gia BHYT khi đến KCB phải xuất trình thẻ BHYT. Tuy nhiên Dự thảo Thông tư đã bổ sung thêm trường hợp khi người bệnh quên thẻ BHYT ở nhà thì phải cung cấp số thẻ BHYT. Cụ thể:

  • Người tham gia BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải cung cấp số thẻ BHYT hoặc xuất trình thẻ BHYT có ảnh;
  • Trường hợp người bệnh không mang theo thẻ BHYT tại thời điểm làm thủ tục KCB thì có trách nhiệm cung cấp với cơ sở KCB số của thẻ BHYT và một trong các giấy tờ chứng minh nhân thân/
  • Trường hợp người bệnh không mang theo thẻ BHYT tại thời điểm làm thủ tục KCB và không cung cấp được đồng thời số thẻ BHYT và các giấy tờ chứng minh nhân thân thì sẽ phải thanh toán như đối với người không có thẻ BHYT và chỉ được thanh toán chi phí KCB BHYT kể từ thời điểm xuất trình thẻ BHYT.

Như vậy việc ghi nhớ số thẻ BHYT là một việc làm hết sức cần thiết, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh khi thanh toán các chi phí trong KCB.

Cũng tại Dự thảo Thông tư này, Bộ Y tế đề xuất bổ sung cụ thể hơn quy định xuất trình giấy tờ chứng minh về nhân thân như sau:

Trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải cung cấp số định danh cá nhân hoặc xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:
1- Thẻ căn cước công dân còn giá trị hiệu lực;
2- Chứng minh nhân dân còn giá trị hiệu lực (bao gồm cả chứng minh quân đội);
3- Hộ chiếu còn giá trị hiệu lực;
4- Thẻ học sinh, sinh viên, học viên còn giá trị hiệu lực (đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi làm chứng minh minh nhân dân);
5- Các giấy tờ có ảnh khác do cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nơi người đó đang công tác, làm việc cấp hoặc xác nhận.

 

Cơ sở y tế không được tạm giữ thẻ BHYT của người bệnh

Tại khoản 9 Điều 26 của Dự thảo Thông tư, Bộ Y tế có quy định: Cơ sở y tế, tổ chức BHXH không được quy định thêm thủ tục hành chính trong KCB BHYT. Ngoài các thủ tục theo quy định, cơ sở y tế và tổ chức BHXH không được tạm giữ thẻ BHYT của người bệnh. Trường hợp cơ sở y tế, tổ chức BHXH cần sao chụp thẻ BHYT, giấy chuyển viện, các giấy tờ liên quan đến KCB của người bệnh thì phải tự sao chụp, không được yêu cầu người bệnh sao chụp hoặc chi trả cho khoản chi phí này.

 

Lưu ý về thời hạn của giấy chuyển tuyến

Theo Dự thảo Thông tư, giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng tối đa 30 ngày (khác với quy định hiện hành là 10 ngày- Thông tư 40/2015/TT-BYT).

Việc sử dụng giấy chuyển tuyến đối với người bệnh có thẻ BHYT mắc các bệnh, nhóm bệnh tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BYT có một số lưu ý như sau:

  • Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong thời gian 12 tháng kể từ ngày cấp;
  • Trường hợp thời gian chuyển tuyến chuyển tiếp qua hai năm thì người bệnh có trách nhiệm thông báo với cơ sở KCB về tình trạng hiệu lực của thẻ y tế vào ngày 01/01 của năm mới, trừ đối tượng là người hưu trí.
    Ví dụ: Giấy chuyển tuyến được cấp vào ngày 30/11/2017 thì sẽ có giá trị đến hết ngày 30/11/2018 nhưng đến ngày 01/01/2018 nếu người bệnh vẫn đang được điều trị nội trú thì phải cũng cấp thông tin về việc mình có được cấp hay không được cấp thẻ bảo hiểm năm 2018 hoặc có hay không thay đổi về đối tượng được cấp thẻ BHYT năm 2018 cho cơ sở KCB nơi người đó đang điều trị.

Chuyển tuyến mà không cần liên hệ với cơ sở KCB dự kiến chuyển người bệnh đến

Theo quy định hiện hành tại Thông tư 14/2014/TT-BYT, người bệnh khi cấp cứu cần chuyển tuyến giữa các cơ sở KCB thì cơ sở KCB tiếp nhận ban đầu phải liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến. Tuy nhiên Dự thảo thông tư đã đề xuất bãi bỏ quy định này, thay vào đó khi người bệnh cấp cứu, cơ sở KCB chỉ cần kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển.

Dự kiến Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/6/2017 thay thế Thông tư 14/2016/TT- BYT và bãi bỏ các quy định tại:

Xem chi tiết Dự thảo Thông tư TẠI ĐÂY.

 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
2043 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;