Người tham gia BHYT nghi mắc bệnh lao, mắc bệnh lao, mắc bệnh lao kháng thuốc, lao tiềm ẩn và người sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh lao được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Thông tư 36/2021/TT-BYT.
- Tiêu chí xem xét thuốc cần quy định tỷ lệ, điều kiện thanh toán bảo hiểm y tế từ 01/01/2025
- Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh Lao
- Hướng dẫn thanh toán chi phí khám chữa bệnh COVID-19
Hướng dẫn thanh toán bảo hiểm y tế khám, chữa bệnh lao (Ảnh minh họa)
1. Nguyên tắc thanh toán BHYT khám, chữa bệnh lao
- Người tham gia BHYT nghi mắc bệnh lao, mắc bệnh lao, mắc bệnh lao kháng thuốc, lao tiềm ẩn và người sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh lao được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
- Khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến chẩn đoán, điều trị lao được Quỹ BHYT chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao của Bộ Y tế.
- Được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo các quy định về chuyển tuyến.
2. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh lao theo BHYT
- Việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với người nghi mắc bệnh lao, mắc bệnh lao, mắc bệnh lao kháng thuốc, lao tiềm ẩn, người sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh lao thực hiện theo quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và BHYT. Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh nêu trên khi được chỉ định bởi:
+ Người có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa lao hoặc phổi;
+ Người có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì phải được tập huấn điều trị bệnh lao theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao của Bộ Y tế;
+ Người thực hiện việc kê đơn thuốc.
- Người nghi mắc bệnh lao, mắc bệnh lao, mắc bệnh lao kháng thuốc, lao tiềm ẩn sau khi được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chuyển về tuyến y tế cơ sở để tiếp tục theo dõi, điều trị duy trì thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến y tế cơ sở có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi, quản lý, tham gia điều trị theo quy định.
Quỹ BHYT thanh toán đối với chi phí của thuốc điều trị lao và vật tư y tế đi kèm để sử dụng thuốc đó theo quy định; không thanh toán tiền khám bệnh trong mỗi lần cấp, phát thuốc điều trị lao cho người bệnh đó.
3. Chuyển tuyến trong khám, chữa bệnh lao đối với người tham gia BHYT
Căn cứ Điều 4 Thông tư 36/2021 quy định việc chuyển tuyến trong khám, chữa bệnh lao đối với người tham gia BHYT như sau:
(1) Việc chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh lao đối với người tham gia BHYT được thực hiện theo quy định tại Thông tư 40/2015/TT-BYT.
(2) Người tham gia BHYT bị nghi mắc bệnh lao, mắc bệnh lao, mắc bệnh lao kháng thuốc, lao tiềm ẩn được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT.
(3) Người nghi mắc bệnh lao, mắc bệnh lao và lao tiềm ẩn được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong các trường hợp sau đây:
+ Thực hiện đúng quy định tại (1), (2);
+ Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã được chuyển lên tuyến tỉnh và ngược lại.
(4) Người mắc bệnh lao kháng thuốc được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong các trường hợp sau đây:
+ Thực hiện đúng quy định tại (1), (2);
+ Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã được chuyển lên tuyến tỉnh và ngược lại;
+ Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại tuyến huyện được chuyển lên tuyến trung ương và ngược lại.
(5) Trường hợp người tham gia BHYT chưa biết mình bị mắc bệnh lao mà lần đầu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và được chẩn đoán xác định mắc bệnh lao, sau đó người bệnh được chuyển tuyến theo các quy định trên.
Bảo Ngọc