Hiện nay, có nhiều trường hợp trong quá trình kê khai hồ sơ tham gia BHXH hoặc quá trình xử lý hồ sơ bị sai thông tin cá nhân (Họ tên; ngày/tháng/năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc) của người lao động dẫn đến thông tin in trên sổ BHXH sai. Vì vậy, khi nhận sổ BHXH về lưu giữ hoặc làm chế độ BHXH thì đơn vị hoặc NLĐ cần làm hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân chính xác để sau này không ảnh hưởng đến các chế độ BHXH sau này.
Ảnh minh họa
FILE WORD MẪU TK1-TS; MẪU D01-TS
Theo đó, Khoản 2 Điều 27, Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định hồ sơ, thủ tục cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH như sau:
1. Đối tượng lập hồ sơ:
- Trường hợp người lao động đang làm việc tại đơn vị thì sẽ do đơn vị hiện tại nộp hồ sơ điều chỉnh.
- Trường hợp người lao động đã nghỉ việc thì có thể tự nộp hồ sơ điều chỉnh lên cơ quan BHXH quản lý cũ hoặc nơi đang thường trú/tạm trú.
2. Thành phần hồ sơ
Trường hợp đơn vị kê khai hồ sơ:
-
Sổ bảo hiểm xã hội;
-
Mẫu TK1-TS;
-
Mẫu D01-TS (Đối với trường hợp đơn vị làm hồ sơ cấp lại sổ BHXH);
-
Giấy tờ làm căn cứ điều chỉnh thông tin cá nhân sai (Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu).
Trường hợp người lao động tự kê khai hồ sơ:
-
Sổ bảo hiểm xã hội;
-
Mẫu TK1-TS;
-
Giấy tờ làm căn cứ điều chỉnh thông tin cá nhân sai (Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Thời hạn giải quyết
Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
Lê Hải
- Từ khóa:
- Quyết định 595/QĐ-BHXH