Xác định thời gian trả thù lao trợ giúp pháp lý trong trường hợp đặc biệt

Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Thông tư 02/2021/TT-BTP hướng dẫn cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế và khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý.

Xác định thời gian trả thù lao trợ giúp pháp lý trong trường hợp đặc biệt

Xác định thời gian trả thù lao trợ giúp pháp lý trong trường hợp đặc biệt (Hình minh họa)

Theo đó, cách xác định thời gian trợ giúp pháp lý trong một số trường hợp đặc biệt thực hiện theo Điều 8 Thông tư 02, cụ thể:

* Trường hợp 1: Có 02 người trợ giúp pháp lý trở lên trong cùng một vụ việc thì:

Thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý là thời gian thực tế của từng người thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện nhưng tổng số thời gian không quá:

  •  30 buổi làm việc/1 vụ việc đối với vụ việc tham gia tố tụng.

  • 20 buổi làm việc/1 vụ việc đối với vụ việc đại diện ngoài tố tụng.

* Trường hợp 2: Cơ quan tiến hành tố tụng tạm đình chỉ vụ án:

Thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng là thời gian thực tế đã thực hiện đến thời điểm tạm đình chỉ vụ án.

Khi vụ án tiếp tục được giải quyết thì thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng là thời gian thực tế thực hiện các công việc tiếp theo kể từ khi vụ án tiếp tục giải quyết đến khi kết thúc vụ việc.

* Trường hợp 3: Thay thế, thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý

Thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc cho người bị thay thế, bị thay đổi là thời gian thực tế mà họ đã thực hiện trợ giúp pháp lý đến thời điểm bị thay thế, bị thay đổi.

Thời gian làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc cho người được cử thay thế là thời gian thực tế mà họ thực hiện các công việc tiếp theo kể từ khi được cử thay thế.

Nếu người được cử thay thế lựa chọn hình thức khoán chi vụ việc thì thù lao, bồi dường cho cả 02 người (người thay thế và người bị thay thế) không quá mức khoán chi vụ việc tương tứng tại Phụ lục 01, Phụ lục 02 và Phụ lục 03 ban hành kèm Thông tư 02.

* Trường hợp 4: Trợ giúp pháp lý cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị buộc tội ở thời điểm bắt, tạm giữ người, bị hại

- Thời gian xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ cần thiết có liên quan do cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi người thực hiện trợ giúp pháp lý đến xác minh, thu thập chứng cứ xác nhận.

- Thời gian tham gia lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại hoặc những người có liên quan khác; tham gia các hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố cùng với Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên do Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên xác nhận.

- Thời gian làm việc với người bị buộc tội tại Buồng tạm giữ thuộc Đồn Biên phòng, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam do người bị buộc tội hoặc cán bộ Đồn Biên phòng, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam hoặc cơ quan tiến hành tố tụng xác nhận.

- Thời gian gặp gỡ người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố hoặc người thân thích của họ; bị hại hoặc người thân thích của bị hại; những người khác có liên quan do những người này xác nhận nhưng tối đa không quá số buổi thực hiện công việc này theo hình thức khoán chi vụ việc tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 02 theo mức của loại tội phạm ít nghiêm trọng.

Thông tư 02/2021/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 15/7/2021, thay thế Thông tư 18/2013/TT-BTPThông tư 05/2017/TT-BTP.

Bảo Ngọc

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

447 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;