15 hoạt động tàu quân sự nước ngoài không được tiến hành khi đến Việt Nam

Xin cho tôi hỏi các hoạt động nào mà của tàu quân sự nước ngoài không được tiến hành khi đến Việt Nam? - Hồng Thắm (Bình Định)

15 hoạt động tàu quân sự nước ngoài không được tiến hành khi đến Việt Nam

15 hoạt động tàu quân sự nước ngoài không được tiến hành khi đến Việt Nam (Hình từ Internet)

1. Tàu quân sự nước ngoài là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 104/2012/NĐ-CP, tàu quân sự nước ngoài là tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và mang dấu hiệu bên ngoài thể hiện rõ quốc tịch của quốc gia đó, do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên trong danh sách sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương; được điều hành bởi thủy thủ đoàn hoạt động theo các điều lệnh kỷ luật quân sự.

2. 15 hoạt động tàu quân sự nước ngoài không được tiến hành khi đến Việt Nam

Cụ thể tại Điều 5 Nghị định 104/2012/NĐ-CP, các tàu quân sự nước ngoài khi đến Việt Nam không được tiến hành thực hiện các hoạt động sau đây:

(1) Tiến hành những hoạt động xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(2) Tiến hành các hoạt động thu thập tình báo và những hành vi khác, gây phương hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(3) Vận chuyển vũ khí giết người hàng loạt, các chất phóng xạ, chất độc hóa học, chất độc sinh học, chất ma tuý.

(4) Tuyên truyền, phát tán tài liệu, sách báo, phim ảnh, văn hóa phẩm mà chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

(5) Tự ý tổ chức các hoạt động tài trợ, hỗ trợ nhân đạo mà chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận.

(6) Đưa người, hàng hóa và phương tiện xuống hoặc rời tàu trái với quy định của pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh, xuất nhập khẩu trừ trường hợp cứu người bị nạn nhưng sau đó phải thông báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành Việt Nam có thẩm quyền tại cảng biển.

(7) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu bất kỳ phương tiện bay hay khí tài quân sự mà chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

(8) Tiến hành trái phép các hoạt động nghiên cứu, đo đạc, đánh bắt hải sản, trao đổi mua bán hoặc gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc, rađa cảnh giới, cản trở giao thông vận tải.

(9) Gây ô nhiễm môi trường, làm hư hại các thiết bị, công trình trên biển và ở cảng biển.

(10) Sử dụng thợ lặn hoặc các thiết bị lặn ngầm khác dưới nước khi chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.

(11) Tự động di chuyển cập mạn tàu khác, đi vào khu vực cấm.

(12) Quay phim, chụp ảnh, vẽ cảnh đồ ở khu vực cấm.

(13) Gây mất trật tự công cộng, cản trở hoặc chống lại việc thực thi nhiệm vụ của nhà chức trách Việt Nam.

(14) Tiến hành các hoạt động huấn luyện, diễn tập, thao diễn và trình diễn với các loại vũ khí, phương tiện bay, khí tài quân sự mà chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

(15) Có những hoạt động khác mà pháp luật Việt Nam cấm.

3. Các nguyên tắc chung đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam

Các nguyên tắc chung đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam bao gồm:

- Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải được phép của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Nghị định này.

- Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải tôn trọng, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa quốc gia có tàu và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam qua đường ngoại giao trước khi tàu đến Việt Nam.

- Chương trình hoạt động của tàu và các thành viên trên tàu phải thực hiện theo kế hoạch đã thỏa thuận, trường hợp có sự thay đổi, phát sinh phải được phép của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

- Khi tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam để vào cảng:

+ Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ;

+ Bên ngoài thân tàu phải ghi rõ số hiệu, tên tàu;

+ Đưa toàn bộ vũ khí về tư thế quy không hoặc ở trạng thái bảo quản;

+ Dừng lại ở vùng đón trả hoa tiêu để làm thủ tục nhập cảnh và theo hướng dẫn của cảng vụ, hoa tiêu Việt Nam;

+ Chỉ được sử dụng các thiết bị cần thiết bảo đảm cho an toàn hàng hải và tần số liên lạc đã đăng ký;

+ Đến đúng cảng biển theo tuyến đường và hành lang quy định.

- Tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở vị trí ngang bằng với quốc kỳ của nước có tàu quân sự.

Trường hợp tàu quân sự nước ngoài muốn treo cờ lễ, cờ tang, kéo còi trong các dịp nghi lễ của nước mình, Thuyền trưởng/Trưởng đoàn phải xin phép và được Cảng vụ hàng hải hoặc cấp có thẩm quyền tại cảng biển, cảng quân sự nơi tàu neo đậu chấp thuận.

- Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam muốn di chuyển từ cảng biển này sang cảng biển khác của Việt Nam (chuyển cảng) phải ghi rõ tại Công hàm đề nghị và Tờ khai (Mẫu 1 hoặc Mẫu 2) và được Bộ Quốc phòng chấp thuận bằng văn bản.

(Điều 4 Nghị định 104/2012/NĐ-CP)

Thanh Rin

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
322 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;