Trường hợp DN xã hội phải hoàn lại toàn bộ viện trợ, tài trợ đã tiếp nhận

Bên cạnh việc quy định về tiếp nhận viện trợ, tài trợ của doanh nghiệp xã hội thì tại Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp vừa được Chính Phủ ban hành cũng nêu rõ doanh nghiệp xã hội có thể phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ đã tiếp nhận trong các trường hợp nhất định.

Trường hợp DN xã hội phải hoàn lại toàn bộ viện trợ, tài trợ đã tiếp nhận

Cụ thể, tại Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định doanh nghiệp xã hội phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã tiếp nhận để thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư (trừ trường hợp chấm dứt mục tiêu xã hội, môi trường trước thời hạn đã cam kết).

Ngoài ra, doanh nghiệp xã hội được quyền tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Việc tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam được thực hiện như sau:

- Doanh nghiệp lập Văn bản tiếp nhận tài trợ gồm các nội dung: Thông tin về cá nhân, tổ chức tài trợ, loại tài sản, giá trị tài sản hoặc tiền tài trợ, thời điểm thực hiện tài trợ; yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ và họ, tên và chữ ký của người đại diện của bên tài trợ (nếu có).

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tài trợ, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ; kèm theo thông báo phải có bản sao Văn bản tiếp nhận tài trợ.

Như vậy, theo quy định trên, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận viện trợ, tài trợ, tuy nhiên, doanh nghiệp xã hội phải duy trì mục tiêu xã hội, môi trường, mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và nội dung khác ghi tại Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong suốt quá trình hoạt động nếu không muốn phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã tiếp nhận.

Thực tế, nội dung này trước đó cũng đã được quy định tại Nghị định 96/2015/NĐ-CP (hết hiệu lực từ ngày 01/4/2021) và nay tiếp tục được ghi nhận tại Nghị định 47/2021/NĐ-CP. Bệnh cạnh đó, Nghị định 47 cũng đã bổ sung thêm trường hợp loại trừ trách nhiệm hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã tiếp nhận so với Nghị định 95, cụ thể là trường hợp DN xã hội chấm dứt mục tiêu xã hội, môi trường trước thời hạn đã cam kết.

Nội dung chi tiết xem thêm tại Nghị định 47/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2021.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
605 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;