Công đoàn có quyền và trách nhiệm gì trong việc đại diện cho NLĐ thương lượng thỏa ước LĐ tập thể?

Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 43/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành điều 10 của luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

thương lượng tập thể, Nghị định 43/2013/NĐ-CP

Công đoàn có quyền và trách nhiệm gì trong việc đại diện cho NLĐ thương lượng thỏa ước LĐ tập thể? (Ảnh minh họa)

Theo đó, quyền và trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể được ghi nhận tại Điều 4 Nghị định 43/2013/NĐ-CP:

  • Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền, trách nhiệm sau đây:

    • Thu thập thông tin, tập hợp kiến nghị, đề xuất nội dung có liên quan đến lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; yêu cầu người sử dụng lao động thương lượng tập thể trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;

    • Đại diện tập thể người lao động thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; sửa đổi, bổ sung, kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động;

    • Phổ biến thỏa ước lao động tập thể đến người lao động; giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; yêu cầu người sử dụng lao động thi hành đúng thỏa ước lao động tập thể; yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể khi người sử dụng lao động thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động.

  • Công đoàn ngành thực hiện quyền, trách nhiệm như công đoàn cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều này trong việc đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể ngành.

Nội dung của thương lượng tập thể được liệt kê tại Điều 70 Bộ luật Lao động 2012:

  • Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương;

  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;

  • Bảo đảm việc làm đối với người lao động;

  • Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;

  • Nội dung khác mà hai bên quan tâm.

Xem thêm chi tiết tại: Nghị định 43/2013/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/7/2013.

Phương Thanh

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

199 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;