Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-1:2007 (IEC 60068-1:1998/Amd. 1:1992)về Thử nghiệm môi trường - Phần 1: Quy định chung và hướng dẫn
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-1:2007 (IEC 60068-1:1998/Amd. 1:1992)về Thử nghiệm môi trường - Phần 1: Quy định chung và hướng dẫn
Số hiệu: | TCVN7699-1:2007 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2007 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | TCVN7699-1:2007 |
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Nhiệt độ, oC |
Độ ẩm tương đối, % |
Áp suất không khí 1) |
||||
Giá trị danh nghĩa |
Dung sai hẹp |
Dung sai mở rộng |
Dải hẹp |
Dải rộng |
kPa |
mbar |
20 |
± 1 |
± 2 |
63 đến 67 |
60 đến 70 |
86 đến 106 |
860 đến 1060 |
23 |
± 1 |
± 2 |
48 đến 52 |
45 đến 55 |
86 đến 106 |
860 đến 1060 |
25 |
± 1 |
± 2 |
48 đến 52 |
45 đến 55 |
86 đến 106 |
860 đến 1060 |
27 |
± 1 |
± 2 |
63 đến 67 |
60 đến 70 |
86 đến 106 |
860 đến 1060 |
1) Kể cả giá trị hai đầu cực |
CHÚ THÍCH 1: Giá trị 25 oC được quan tâm chủ yếu là cho thử nghiệm các thiết bị bán dẫn và mạch tích hợp.
CHÚ THÍCH 2: Các dung sai hẹp có thể sử dụng cho phép đo trọng tài. Chỉ cho phép sử dụng dung sai mở rộng khi yêu cầu kỹ thuật liên quan cho phép.
CHÚ THÍCH 3: Cho phép không xét đến độ ẩm tương đối khi chúng không làm ảnh hưởng đến các kết quả thử nghiệm.
5.3. Điều kiện khí quyển tiêu chuẩn dùng cho phép đo và thử nghiệm
5.3.1. Dải tiêu chuẩn của điều kiện khí quyển để tiến hành các phép đo và thử nghiệm như dưới đây:
Nhiệt độ 1)
Độ ẩm tương đối 1) 2)
Áp suất không khí 1)
15 oC đến 35 oC
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
86 kPa đến 106 kPa
(860 mbar đến 1 060 mbar)
1) Kể cả giá trị cực biên
2) Độ ẩm tuyệt đối ≤ 22 g/m3
CHÚ THÍCH 1: Cần giảm thiểu sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm trong chuỗi các phép đo được tiến hành như một phần của một thử nghiệm trên một mẫu.
CHÚ THÍCH 2: Đối với các mẫu lớn hoặc trong các tủ thử nghiệm khó duy trì được nhiệt độ trong giới hạn quy định trong bảng trên thì cho phép mở rộng phạm vi các giới hạn này hoặc là giảm xuống còn 10 oC hoặc là tăng lên đến 40 oC nếu yêu cầu kỹ thuật liên quan cho phép.
5.3.2. Trong trường hợp yêu cầu kỹ thuật liên quan thừa nhận rằng không thể thực hiện các phép đo trong điều kiện khí quyển tiêu chuẩn này thì trong hồ sơ thử nghiệm phải nêu bổ sung các điều kiện thực tế này.
CHÚ THÍCH: Cho phép không xét đến độ ẩm tương đối khi chúng không làm ảnh hưởng đến các kết quả thử nghiệm.
5.4. Điều kiện phục hồi
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu các tham số điện cần đo bị ảnh hưởng bởi độ ẩm hấp thụ hoặc điều kiện bề mặt của mẫu và có các thay đổi đột ngột, ví dụ nếu điện trở cách điện tăng đáng kể trong xấp xỉ 2 h sau khi lấy mẫu khỏi tủ ẩm thì phải áp dụng “điều kiện phục hồi có khống chế” (xem 5.4.1).
Nếu các tham số điện của mẫu, bị ảnh hưởng bởi độ ẩm hấp thụ hoặc điều kiện bề mặt nhưng không có thay đổi đột ngột thì có thể thực hiện quá trình phục hồi trong các điều kiện của 5.3.
Nếu quá trình phục hồi và quá trình đo được thực hiện trong các tủ riêng rẽ thì kết hợp các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm phải sao cho không có ngưng tụ nước trên bề mặt mẫu khi chuyển mẫu sang tủ đo.
Hầu hết các quy trình thử nghiệm trong IEC 60068-2 đều đưa ra các điều kiện và khoảng thời gian phục hồi thích hợp. Áp dụng các điều kiện này nêu yêu cầu kỹ thuật liên quan không quy định.
5.4.1. Điều kiện phục hồi có khống chế
Các điều kiện phục hồi có khống chế được quy định như sau:
Nhiệt độ:
nhiệt độ thực của phòng thử nghiệm ± 1 oC, với điều kiện là nhiệt độ thực này nằm trong giới hạn được quy định trong 5.3, từ + 15 oC đến + 35 oC.
Độ ẩm tương đối:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Áp suất không khí:
từ 86 kPa đến 106 kPa (từ 860 đến 1 060 mbar)
Thời gian phục hồi:
cần được quy định trong yêu cầu kỹ thuật liên quan nếu khác với thời gian cho trong phương pháp thử nghiệm tương ứng trong IEC 60068-2.
Đối với các trường đặc biệt, nếu cần các điều kiện phục hồi khác thì chúng phải được quy định trong yêu cầu kỹ thuật liên quan.
CHÚ THÍCH: Cũng có thể sử dụng các điều kiện phục hồi có khống chế này cho ổn định trước.
5.4.2. Quy trình phục hồi
Mẫu phải được đặt trong tủ phục hồi trong vòng 10 min sau khi kết thúc giai đoạn chịu thử. Khi yêu cầu liên quan đòi hỏi các phép đo cần được thực hiện ngay sau giai đoạn phục hồi thì các phép đo này phải được hoàn thành trong vòng 30 min sau khi lấy mẫu ra khỏi tủ phục hồi. Các tính năng được cho là sẽ thay đổi nhanh sau khi lấy mẫu ra khỏi tủ phục hồi phải được đo trước.
Để ngăn ngừa mẫu bị hấp thụ hoặc mất hơi ẩm khi được lấy ra khỏi tủ phục hồi, nhiệt độ của tủ phục hồi phải không được sai khác nhiệt độ của phòng thí nghiệm quá 1 oC. Yêu cầu này đòi hỏi phải sử dụng tủ có độ dẫn nhiệt tốt và trong đó có thể khống chế chặt chẽ độ ẩm tương đối.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.5.1. Khi có yêu cầu làm khô nhanh trước khi thực hiện một loạt các phép đo thì phải áp dụng các điều kiện dưới đây trong 6 h, nếu không có quy định nào khác trong yêu cầu kỹ thuật liên quan.
Nhiệt độ
Độ ẩm tương đối
Áp suất không khí 1)
55 oC ± 2 oC
Không vượt quá 20 %
86 kPa đến 106 kPa
(860 mbar đến 1 060 mbar)
1) Kể cả hai giá trị giới hạn
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.5.3. Khi có quy định nhiệt độ cho thử nghiệm nhiệt khô là thấp hơn 55 oC thì làm khô nhanh phải được thực hiện ở nhiệt độ thấp hơn này.
6. Sử dụng phương pháp thử nghiệm
Như quy định trong yêu cầu kỹ thuật liên quan, có thể sử dụng phương pháp thử nghiệm để chấp nhận kiểu, chứng nhận chất lượng, đánh giá phù hợp chất lượng và các mục đích liên quan.
Để có sẵn khi có yêu cầu về trình tự thử nghiệm khí hậu được thiết kế chủ yếu cho các linh kiện thì việc chịu thử lạnh, nóng khô, áp suất không khí và chu kỳ nóng ẩm được coi là phụ thuộc lẫn nhau và được gọi là “trình tự khí hậu”. Trình tự mà việc chịu thử này phải thực hiện là:
- nóng khô;
- nóng ẩm, chu kỳ (chu kỳ đầu tiên là thử nghiệm Db với nhiệt độ giới hạn trên là 55 oC);
- lạnh;
- áp suất không khí thấp (nếu có yêu cầu);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cho phép khoảng thời gian không quá ba ngày giữa lần chịu thử bất kỳ trong số các lần chịu thử này ngoại trừ khoảng thời gian giữa chu kỳ chịu thử nóng ẩm ban đầu và chịu thử lạnh khi khoảng thời gian này không được vượt quá 2 h kể cả thời gian phục hồi. Phép đo thường được thực hiện tại thời điểm bắt đầu và kết thúc trình tự khí hậu trừ khi được mô tả trong quá trình chịu thử.
Trong trường hợp thấy cần xây dựng hệ thống phân loại khí hậu tổ hợp, phải dựa trên nguyên tắc chung đề cập trong phụ lục A. Phần chung của toàn bộ hệ thống phải là các cấp khí hậu.
Hướng dẫn chung về thử nghiệm môi trường được nêu trong phụ lục B.
9.1. Yêu cầu kỹ thuật liên quan phải quy định rõ các thử nghiệm được thực hiện trên mẫu trong điều kiện cấp điện hay không cấp điện. Yêu cầu kỹ thuật liên quan cũng có thể quy định, nếu thuộc đối tượng áp dụng, phải tiến hành thử nghiệm trên mẫu “còn bao gói” nếu vỏ bọc khi vận chuyển được coi là một phần của mẫu.
9.2. Khi mẫu có kích cỡ và/hoặc khối lượng không cho phép thực hiện thử nghiệm mẫu hoàn chỉnh thì có thể đạt được các thông tin cần thiết bằng cách thử nghiệm các cụm thiết bị chính riêng rẽ. Nội dung chi tiết về quy trình này phải được nêu trong yêu cầu kỹ thuật liên quan.
CHÚ THÍCH: Quy trình này chỉ áp dụng được cho các trường hợp các cụm thiết bị không phải chịu (các) ảnh hưởng lẫn nhau trừ khi các ảnh hưởng này đã được tính đến.
10. Ý nghĩa các giá trị bằng số của các đại lượng
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Có hai cách thể hiện thường sử dụng:
a) đại lượng được thể hiện bằng giá trị danh nghĩa và dung sai;
b) đại lượng được thể hiện bằng dải giá trị.
Đối với hai trường hợp này, ý nghĩa của các giá trị bằng số được đề cập như dưới đây.
10.1. Đại lượng được biểu thị dưới dạng giá trị danh nghĩa và dung sai
Ví dụ cho hai dạng thể hiện này:
a) (40 ± 2) oC
(2 ± 0,5) s
b) %
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) khó khăn khi điều chỉnh một số cơ cấu điều chỉnh và sự trôi của chúng (thay đổi chậm không mong muốn) trong quá trình thử nghiệm;
b) sai số của thiết bị đo;
c) sự không đồng nhất của tham số môi trường, trong đó không cho trước dung sai riêng theo không gian thử nghiệm mà trong đó đặt mẫu thử nghiệm.
Các dung sai này là không thích hợp để điều chỉnh các giá trị tham số trên phạm vi rộng trong không gian thử nghiệm. Do đó, khi giá trị đại lượng được biểu diễn dưới dạng giá trị danh nghĩa cùng với dung sai thì thiết bị thử nghiệm phải được điều chỉnh để đạt được giá trị danh nghĩa này có bù lại sai số của thiết bị đo.
Về nguyên tắc, thiết bị thử nghiệm không được điều chỉnh để duy trì giá trị giới hạn của vùng dung sai, ngay cả khi độ không chính xác nhỏ đến mức không quy định giá trị giới hạn này.
Ví dụ: Nếu đại lượng được biểu diễn bằng số là 100 ± 5 thì thiết bị thử nghiệm phải được điều chỉnh để duy trì giá trị mục tiêu là 100 có tính đến sai số của thiết bị đo và trong mọi trường hợp không được điều chỉnh để duy trì giá trị mục tiêu là 95 hoặc 105 (xem các chú thích dưới đây).
CHÚ THÍCH 1: Để tránh vượt quá giá trị giới hạn áp dụng cho mẫu trong quá trình thực hiện thử nghiệm, trong một số trường hợp có thể cần đặt thiết bị thử nghiệm gắn một giá trị dung sai.
CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp cụ thể khi đại lượng được biểu diễn bằng giá trị danh nghĩa có dung sai một phía (thường không khuyến cáo trừ khi có các điều kiện đặc biệt, ví dụ đáp tuyến không tuyến tính), thiết bị thử nghiệm cần được đặt càng gần với giá trị danh nghĩa càng tốt (đây cũng là một giá trị dung sai) có tính đến độ không chính xác của phép đo, phụ thuộc vào thiết bị sử dụng cho thử nghiệm (kể cả thiết bị dùng để đo giá trị của các tham số).
Ví dụ: Nếu đại lượng được thể hiện bằng số dưới dạng và thiết bị thử nghiệm có khả năng khống chế không chính xác tổng của các tham số trong phạm vi ± 1 thì thiết bị thử nghiệm cần được điều chỉnh để duy trì giá trị mục tiêu là 99. Mặt khác, nếu độ không chính xác tổng là ± 2,5 thì điều chỉnh để duy trì giá trị mục tiêu là 97,5.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ví dụ:
- từ 15 oC đến 35 oC;
- độ ẩm tương đối từ 80 % đến 100 %.
- từ 1 h đến 2 h.
CHÚ THÍCH: Việc sử dụng các từ để diễn tả dải giá trị có thể gây hiểu nhầm, ví dụ “từ 80 % đến 100 %” có thể hiểu là không kể các giá trị 80 và 100 nhưng trong thực tế là kể cả các giá trị này.
Sử dụng ký hiệu, ví dụ “> 80” hoặc “≥ 80” thường ít bị hiểu nhầm hơn và do đó hay được sử dụng hơn.
Việc biểu diễn đại lượng dưới dạng một dải các giá trị cho thấy giá trị mà thiết bị thử nghiệm được điều chỉnh đến chỉ có ảnh hưởng nhỏ đến kết quả thử nghiệm.
Trong trường hợp cho phép có độ không chính xác của cơ cấu điều khiển tham số (kể cả sai số của thiết bị đo), có thể chọn giá trị bất kỳ trong dải. Ví dụ: nếu nêu rằng nhiệt độ phải từ 15 oC đến 35 oC thì có thể sử dụng giá trị bất kỳ trong dải này (nhưng không có nghĩa là nhiệt độ phải được lập trình để thay đổi trên suốt dải này). Trong thực tế, nội dung này nhằm quy định rằng thử nghiệm cần được thực hiện ở nhiệt độ môi trường chuẩn.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(quy định)
Một số lượng rất lớn các tổ hợp thử nghiệm và mức khắc nghiệt có thể được giảm xuống bằng cách chọn một số nhóm chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật liên quan.
Để tạo ra mã cơ bản hợp lý thể hiện chung các điều kiện khí hậu mà các linh kiện phải đáp ứng, nên sử dụng như dưới đây.
Cấp khí hậu được thể hiện bằng một dãy ba nhóm con số được phân cách bởi dấu gạch chéo tương ứng với nhiệt độ của thử nghiệm lạnh và nhiệt độ của thử nghiệm nóng khô và số ngày thử nghiệm nóng ẩm (không đổi) mà linh kiện sẽ phải chịu, như dưới đây:
- Bộ số đầu tiên:
hai con số thể hiện nhiệt độ môi trường làm việc thấp nhất (thử nghiệm lạnh). Nếu nhiệt độ chỉ yêu cầu sử dụng một con số thì phải thêm vào trước đó số “0” đối với nhiệt độ âm hoặc ấu “+” đối với nhiệt độ dương để làm thành nhóm hai chữ số.
- Bộ số thứ hai:
ba con số thể hiện nhiệt độ môi trường làm việc cao nhất (thử nghiệm nóng khô). Nếu nhiệt độ chỉ yêu cầu sử dụng hai con số thì phải thêm vào trước đó số “0” để làm thành nhóm ba chữ số.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
hai con số thể hiện số ngày của thử nghiệm nóng ẩm, không đổi (Ca). Nếu thời gian chỉ yêu cầu sử dụng một con số thì phải thêm vào trước đó số “0” để làm thành nhóm hai chữ số. Hai số “00” để chỉ ra rằng linh kiện không phải chịu thử nghiệm nóng ẩm (không đổi).
Để thuộc về cấp nào thì linh kiện phải phù hợp với tất cả các yêu cầu của quy định kỹ thuật liên quan khi chịu tất cả các thử nghiệm quy định cho cấp đó.
Nếu thuộc cấp 55/100/56 thì linh kiện phải thỏa mãn các yêu cầu ít nhất là a), b) và c):
a) Lạnh: - 55 oC
b) Nóng khô: + 100 oC
c) Nóng ẩm (không đổi): 56 ngày
Nếu thuộc cấp 25/085/04 thì linh kiện phải thỏa mãn các yêu cầu ít nhất là d), e) và f):
d) Lạnh: - 25 oC
e) Nóng khô: + 85 oC
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu thuộc cấp 10/070/21 thì linh kiện phải thỏa mãn các yêu cầu ít nhất là g), h) và i):
g) Lạnh: - 10 oC
h) Nóng khô: + 70 oC
i) Nóng ẩm (không đổi): 21 ngày
Nếu thuộc cấp +5/055/00 thì linh kiện phải thỏa mãn các yêu cầu ít nhất là j), k) và l):
j) Lạnh: + 5 oC
k) Nóng khô: + 55 oC
l) Nóng ẩm (không đổi) : không yêu cầu
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(quy định)
B.1. Quy định chung
Thử nghiệm môi trường nhằm chứng tỏ, với độ đảm bảo nhất định, rằng mẫu sẽ tồn tại và làm việc trong các điều kiện môi trường quy định bằng cách mô phỏng các điều kiện môi trường thực hoặc tái lập các ảnh hưởng của chúng.
Các phương pháp thử nghiệm trong các phần 2 có mục đích sau:
- xác định độ thích hợp của mẫu khi được bảo quản, vận chuyển và làm việc trong các điều kiện môi trường cụ thể, có tính đến tuổi thọ dự kiến;
- cung cấp thông tin về chất lượng mẫu thiết kế hoặc mẫu chế tạo.
Việc lựa chọn mức khắc nghiệt của phương pháp thử nghiệm hoặc chọn bản thân thử nghiệm từ các phần 2 để tương ứng với ứng suất môi trường cho trước có thể là rất khó. Mặc dù không thể đưa ra quy tắc có hiệu lực chung cho tất cả các mẫu, mối liên hệ giữa điều kiện thử nghiệm và điều kiện môi trường thực, tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn có thể thiết lập được mối quan hệ này.
Do đó, hướng dẫn này sẽ hạn chế danh mục các điểm thiết yếu cần xem xét khi chọn thử nghiệm và mức khắc nghiệt của thử nghiệm. Cần nhấn mạnh rằng trình tự thử nghiệm được tiến hành trên các mẫu (xem định nghĩa "trình tự thử nghiệm" trong 4.12) có thể quan trọng.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
B.2. Xem xét cơ bản
Khi có yêu cầu về thử nghiệm môi trường, phương pháp thử nghiệm của phần 2 luôn được sử dụng trừ khi ở đó không đề cập các thử nghiệm thích hợp. Có một số nguyên nhân sau:
a) Sự phù hợp hoàn toàn với phương pháp thử nghiệm của phần 2 là cần thiết để đạt được khả năng lặp lại và khả năng tái lập dự kiến (định nghĩa trong IEC 60050 (301 và 303)).
b) Thử nghiệm của phần 2 có khả năng áp dụng cho rất nhiều loại mẫu. Do đó chúng được thiết kế để không phụ thuộc, đến mức có thể, vào loại mẫu cần thử nghiệm. Mẫu không nhiết thiết là các sản phẩm kỹ thuật điện.
c) Có thể so sánh các kết quả đạt được từ các phòng thử nghiệm khác nhau.
d) Có thể tránh được việc tăng các thiết bị và phương pháp thử nghiệm chỉ khác nhau một chút.
e) Việc tiếp tục sử dụng cùng một thử nghiệm làm cho các kết quả có thể liên hệ với các kết quả của thử nghiệm trước đó trên các mẫu mà đã có sẵn các thông tin về tính năng vận hành.
Ngay khi có thể, các thử nghiệm được quy định bằng các tham số thử nghiệm mà không quy định bằng bản mô tả các thiết bị thử nghiệm. Tuy nhiên, đối với một số thử nghiệm cần quy định thiết bị thử nghiệm.
Khi chọn phương pháp thử nghiệm cần áp dụng, yêu cầu kỹ thuật phải luôn tính đến khía cạnh kinh tế, đặc biệt trong trường hợp tồn tại hai phương pháp thử nghiệm khác nhau đều có khả năng cung cấp các thông tin như nhau.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong một số trường hợp, cho phép chọn các tổ hợp tham số môi trường khác với điều kiện là cung cấp thông tin tốt hơn hẳn các thông tin có được khi áp dụng trình tự thử nghiệm. Khi đó cần tính đến các khó khăn sau:
- mô tả và thực hiện thử nghiệm;
- giải thích các kết quả.
B.3. Mối quan hệ giữa điều kiện thử nghiệm và điều kiện môi trường thực
Để mô tả thử nghiệm, trước tiên cần xác định bản chất chính xác của điều kiện môi trường mà mẫu phải chịu. Tuy nhiên, một mặt không thể tái lập được điều kiện môi trường thực hiện theo các quy luật diễn ra không rõ ràng, mặt khác thử nghiệm phải tiến hành trong chừng mực tuổi thọ triển vọng của mẫu.
CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn IEC 60721 đưa ra các thông tin có thể là các giá trị xác định điều kiện môi trường có thể xảy ra trong thực tế. "Hướng dẫn" cho một số thử nghiệm cụ thể trong IEC 60068-2 sẽ đưa ra khuyến cáo về cách lựa chọn mức khắc nghiệt thích hợp.
Ngoài ra, điều kiện làm việc không phải luôn xác định được. Chính vì thế trong hầu hết các trường hợp, các thử nghiệm môi trường thường là thử nghiệm gia tốc với ứng suất thực được tăng lên để có kết quả nhanh hơn.
Hệ số gia tốc dùng cho thử nghiệm thường phụ thuộc vào mẫu chịu thử nghiệm. Vì nguyên nhân này, và vì thường chưa biết mối quan hệ giữa việc giảm thời gian thử nghiệm yêu cầu với tăng ứng suất thích hợp, nên khó đưa ra được giá trị chính xác cho hệ số gia tốc.
Chọn hệ số gia tốc sao cho tránh đưa vào các cơ chế hỏng hóc không xảy ra trong thực tế.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các ảnh hưởng chính lên mẫu của các tham số môi trường bao gồm: ăn mòn, nứt, gãy, hấp thụ ẩm hoặc hấp phụ ẩm, oxy hóa. Các ảnh hưởng này làm thay đổi tính chất vật lý và/hoặc tính chất hóa học của vật liệu.
Ảnh hưởng chính của một số tham số môi trường đơn lẻ và hỏng hóc điển hình do nó gây ra được liệt kê trong bảng 1. Bức xạ hạt nhân và nấm mốc là các ví dụ về các tham số môi trường, không được liệt kê ở đây.
B.5. Sự khác nhau giữa các thử nghiệm dùng cho linh kiện và các thử nghiệm dùng cho các mẫu khác
B.5.1. Thử nghiệm linh kiện
Nhìn chung, môi trường mà thiết bị phải làm việc thường chưa biết chính xác vào thời điểm thiết kế linh kiện. Thêm vào đó, linh kiện cũng có thể được sử dụng trong các sản phẩm khác nhau trong đó điều kiện môi trường khác với điều kiện môi trường mà bản thân sản phẩm phải chịu.
Các linh kiện cũng thường có sẵn với số lượng lớn, đủ để cho phép thực hiện các thử nghiệm khác nhau lên một số mẫu từ các lô khác nhau. Số lượng mẫu được thử nghiệm có thể cho phép phân tích thống kê kết quả. Và thường có khả năng thực hiện các thử nghiệm phá hủy.
B.5.2. Thử nghiệm các mẫu khác
Mẫu dùng cho thử nghiệm thường chỉ có sẵn với số lượng nhỏ vì giá thành của mẫu. Đối với các thiết bị phức hợp hoặc các sản phẩm phức hợp khác, thông thường chỉ có một mẫu hoàn chỉnh hoặc một phần của cụm lắp ráp là có sẵn cho thử nghiệm. Do đó, thường không thể thực hiện được thử nghiệm phá hủy và trình tự thử nghiệm có tầm quan trọng đặc biệt. Trong một số trường hợp nhất định, thông tin từ các thử nghiệm trên linh kiện, cụm linh kiện và cụm lắp ráp có thể cho phép giảm số lượng thử nghiệm yêu cầu.
B.6. Trình tự thử nghiệm
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khi ảnh hưởng của một tham số môi trường lên mẫu phụ thuộc vào các điều kiện phơi nhiễm trước đó thì mẫu cần phải chịu các thử nghiệm khác nhau theo trình tự quy định.
Theo trình tự thử nghiệm (được định nghĩa trong 4.12), khoảng thời gian giữa các lần phơi nhiễm với các tham số môi trường khác nhau cho chúng không có ảnh hưởng đáng kể lên mẫu. Nếu khoảng thời gian này vẫn có ảnh hưởng thì phải thực hiện thử nghiệm liên hợp (định nghĩa trong 4.11) mà ở thử nghiệm này khoảng thời gian giữa các lần đặt tham số môi trường khác nhau được xác định chính xác bởi vì chúng có ảnh hưởng đáng kể lên mẫu.
CHÚ THÍCH: Ví dụ
a) Thử nghiệm liên hợp
Thử nghiệm Z/AD (TCVN 7699-2-38 (IEC 60068-2-38))
b) Trình tự thử nghiệm:
Thử nghiệm T (IEC 60068-2-20)
sau đó là thử nghiệm Na (TCVN 7699-2-14 (IEC 60068-2-14))
sau đó là thử nghiệm Ea (TCVN 7699-2-27 (IEC 60068-2-27))
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Việc chọn trình tự thử nghiệm theo mục tiêu dự kiến, phụ thuộc vào việc xem xét mà đôi khi có thể trái ngược nhau. Mục tiêu và các ứng dụng thích hợp được đề cập dưới đây.
Mục tiêu
Ứng dụng chính
a) Để có thông tin về xu hướng hỏng hóc từ các phần đầu của trình tự thử nghiệm, chuỗi thử nghiệm được bắt đầu với các thử nghiệm khắc nghiệt nhất. Tuy nhiên, các thử nghiệm làm cho mẫu không có khả năng chịu thử nghiệm tiếp thì được đặt ở cuối trình tự thử nghiệm.
Hoàn thiện thử nghiệm. Thường sử dụng như một phần của việc nghiên cứu các khả năng của mẫu chế thử.
b) Để có được càng nhiều thông tin càng tốt trước khi mẫu bị hỏng, chuỗi thử nghiệm cần bắt đầu với các thử nghiệm ít khắc nghiệt nhất, ví dụ các thử nghiệm không phá hủy.
Hoàn thiện thử nghiệm. Được sử dụng chung như một phần của việc nghiên cứu khả năng của mẫu chế thử, đặc biệt khi chỉ có sẵn một số lượng mẫu nhất định.
c) Để sử dụng trình tự đưa ra được các ảnh hưởng có ý nghĩa nhất; cụ thể, một số thử nghiệm nhất định có thể phát hiện hỏng hóc do các thử nghiệm trước đó gây ra.
Thử nghiệm chấp nhận kiểu được tiêu chuẩn hóa của linh kiện và thiết bị.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thử nghiệm chấp nhận kiểu của thiết bị và hệ thống hoàn chỉnh mà đã biết điều kiện sử dụng.
B.6.3. Trình tự thử nghiệm đối với linh kiện
Do có khó khăn trong việc tiêu chuẩn hóa trình tự thử nghiệm chung áp dụng cho tất cả các loại linh kiện nên trình tự thử nghiệm thích hợp cần được nêu trong yêu cầu kỹ thuật liên quan. Tuy nhiên, khi chọn trình tự thử nghiệm, cần quan tâm đến những vấn đề dưới đây:
- Thử nghiệm có sự thay đổi nhanh về nhiệt độ cần được đặt ở đầu trình tự thử nghiệm.
- Thử nghiệm về độ bền vững của đầu nối và mối hàn (kể cả khả năng chịu nhiệt của mối hàn) cần được đặt ở đoạn đầu của trình tự thử nghiệm.
- Sau đó, cần thực hiện tất cả hoặc một phần các thử nghiệm cơ để nhấn mạnh các hỏng hóc có thể sinh ra do sự thay đổi nhanh về nhiệt độ và gây ra các hỏng hóc mới, ví dụ như nứt hoặc rò. Các hỏng hóc này dễ dàng được phát hiện bằng các thử nghiệm khí hậu được thực hiện vào cuối trình tự thử nghiệm. Nếu không có quy định nào khác, các thử nghiệm khí hậu này là các thử nghiệm được quy định cho “trình tự khí hậu” trong điều 7.
- Giai đoạn lạnh và giai đoạn nóng khô cần được đặt vào đầu các trình tự thử nghiệm khí hậu để có thể nhận biết các ảnh hưởng ngắn hạn của nhiệt độ. Giai đoạn nóng ẩm chu kỳ đưa hơi ẩm vào các vết nứt bất kỳ và ảnh hưởng của chúng sẽ được làm sáng tỏ bằng giai đoạn lạnh, và có khả năng được làm sáng tỏ bằng giai đoạn áp suất không khí thấp. Đặt thêm giai đoạn nóng ẩm chu kỳ sẽ đưa thêm hơi ẩm vào các vết nứt hiện tại và, sau khi phục hồi, ảnh hưởng này sẽ được minh họa bằng sự thay đổi các tham số điện đo được.
- Trong một số trường hợp, thử nghiệm độ gắn kín có thể được sử dụng để phát hiện nhanh các vết nứt và rò.
- Thử nghiệm nóng ẩm không đổi thường được đặt ở cuối toàn bộ trình tự thử nghiệm hoặc, khi không nằm trong trình tự thử nghiệm, thì được đặt riêng lên mẫu để xác định tác động dài hạn của khí quyển ẩm lên linh kiện.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
B.6.4. Trình tự thử nghiệm đối với các mẫu khác
B.6.4.1. Chọn trình tự thử nghiệm
Trình tự thử nghiệm cần được xác định ngay khi có thể dựa trên các thông tin về điều kiện vận hành.
Khi chưa có sẵn các thông tin này, nên sử dụng trình tự thử nghiệm cho ảnh hưởng có ý nghĩa nhất. Trình tự thích hợp cho hầu hết các loại mẫu được mô tả trong B.6.4.2. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng chỉ áp dụng các thử nghiệm có ý nghĩa liên quan đến sử dụng dự kiến.
B.6.4.2. Trình tự thử nghiệm chung tạo ra các ảnh hưởng có ý nghĩa nhất (xem điểm c) của B.6.2)
Ví dụ về trình tự thử nghiệm chung, được đề cập trong B.6.4.1, thích hợp cho hầu hết các loại thiết bị như dưới đây.
Thử nghiệm
Giải thích
A Lạnh
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
N Thay đổi nhiệt độ nhanh
Có thể gây ra ứng suất cơ làm cho mẫu trở lên nhạy hơn với các thử nghiệm tiếp sau
E [1]) Va đập
F 1) Rung
Gây ra ứng suất cơ làm cho mẫu không thỏa mãn hoặc nhạy hơn với các thử nghiệm tiếp sau.
M Áp suất không khí
Db Nóng ẩm (12 + 12 h chu kỳ)
Thực hiện các thử nghiệm này sẽ phát hiện ra ảnh hưởng của các thử nghiệm ứng suất cơ và nhiệt độ trước đó.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
K Ăn mòn
L Bụi và cát
Thực hiện các thử nghiệm này có thể làm tăng thêm các ảnh hưởng của các thử nghiệm ứng suất cơ và nhiệt trước đó.
Sự thâm nhập của vật rắn
Sự thâm nhập của nước, ví dụ mưa
Cần sử dụng các thử nghiệm trong TCVN 4255 (IEC 60529) cho tới khi hoàn tất công việc của thử nghiệm L và R của IEC 60068-2.
CHÚ THÍCH: Thử nghiệm nóng ẩm không đổi và thử nghiệm ăn mòn cần được thực hiện trên các mẫu khác nhau bất cứ khi nào có thể.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các thử nghiệm dưới đây chỉ được quy định cho các ứng dụng đặc biệt khi sản phẩm thường bị ảnh hưởng bởi các tham số môi trường như vậy trong vận hành:
G Gia tốc, không đổi
J Nấm mốc
S Bức xạ mặt trời
Ozon[2])
Băng 2)
CHÚ THÍCH: Thử nghiệm nấm mốc cần được thực hiện trên các mẫu khác bất cứ khi nào có thể.
Bảng 1 – Ảnh hưởng chính của các tham số môi trường đơn lẻ
Tham số môi trường
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hỏng hóc điển hình
Nhiệt độ cao
Lão hóa nhiệt:
oxy hóa
phản ứng hóa học
Làm mềm, làm chảy, thăng hoa
Giảm độ nhớt, bay hơi
Dãn nở
Hỏng cách điện, hỏng về cơ, tăng ứng suất cơ, tăng độ mài mòn trên các bộ phận chuyển động do dãn nở hoặc giảm đặc tính bôi trơn.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hóa giòn
Hình thành băng
Tăng độ nhớt, đông đặc
Giảm độ bền cơ
Co ngót
Hỏng cách điện, nứt, hỏng về cơ, tăng độ mài mòn trên các bộ phận chuyển động và giảm các đặc tính bôi trơn, hỏng chất gắn hoặc miếng đệm
Độ ẩm tương đối cao
Hấp thụ hoặc hấp phụ ẩm
Phồng lên
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phản ứng hóa học
ăn mòn
điện phân
Tăng độ dẫn điện của cách điện
Phóng điện đánh thủng, hỏng cách điện, hỏng về cơ
Độ ẩm tương đối thấp
Làm khô
Hóa giòn
Giảm độ bền cơ
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tăng sự mài mòn giữa các tiếp điểm chuyển động
Hỏng về cơ, nứt
Áp suất cao
Nén, biến dạng
Hỏng về cơ, rò (hỏng chất gắn)
Áp suất thấp
Dãn nở
Giảm độ bền điện của không khí
Hình thành vầng quang và ozon
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hỏng về cơ, rò (hỏng chất gắn), phóng điện bề mặt, quá nhiệt
Bức xạ mặt trời
Phản ứng hóa, lý và quang hóa
Biến dạng bề mặt
Hóa giòn
Mất màu, hình thành ozon
Đốt nóng
Ứng suất cơ và nhiệt khác nhau
Hỏng cách điện
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bụi và cát
Mài mòn và ăn mòn
Kẹt
Cản trở
Giảm độ dẫn nhiệt
Các ảnh hưởng tĩnh điện
Tăng mài mòn, hỏng về điện, hỏng về cơ, quá nhiệt
Khí quyển ăn mòn
Phản ứng hóa học
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
điện phân
Biến dạng bề mặt
Tăng độ dẫn điện
Tăng điện trở tiếp xúc
Tăng mài mòn, hỏng về cơ, hỏng về điện
Gió
Chịu lực
Tăng độ mỏi
Lắng đọng vật liệu
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Xói mòn
Rung động
Phá hủy kết cấu, hỏng về cơ
Xem thêm “bụi và cát” và “khí quyển ăn mòn”
Mưa
Hấp thụ nước
Sốc nhiệt
Xói mòn
Ăn mòn
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mưa đá
Xói mòn
Sốc nhiệt
Biến dạng cơ
Phá hủy kết cấu, hỏng về mặt
Tuyết và băng
Nạp tải dạng cơ
Hấp thu nước
Sốc nhiệt
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Xem thêm “Mưa”
Thay đổi nhiệt độ đột ngột
Sốc nhiệt
Gia nhiệt khác nhau
Hỏng về cơ, nứt, hỏng chất gắn, rò
Ozon
Oxy hóa nhanh
Hóa giòn (đặc biệt đối với cao su)
Giảm độ bền điện của không khí)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Gia tốc (không đổi)
Rung
Va chạm hoặc xóc
Ứng suất cơ
Tăng độ mỏi
Cộng hưởng
Hỏng về cơ, tăng độ mài mòn của các bộ phận chuyển động, phá hủy kết cấu.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây