Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13419:2021 về Yêu cầu kỹ thuật đối với chiếu sáng đường hầm dành cho giao thông đường bộ
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13419:2021 về Yêu cầu kỹ thuật đối với chiếu sáng đường hầm dành cho giao thông đường bộ
Số hiệu: | TCVN13419:2021 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | TCVN13419:2021 |
Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 01/01/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Loại lưu lượng giao thông |
Số lượng xe / giờ (a) |
|
Đường một làn |
Đường hai làn |
|
Cao |
>1500 |
>400 |
Trung bình |
500 đến 1500 |
100 đến 400 |
Thấp |
<500 |
<100 |
CHÚ THÍCH: Nếu không biết giá trị thực tế lưu lượng giờ cao điểm có thể lấy như sau. Lưu lượng trung bình hàng ngày (số xe mỗi ngày) là khái niệm được sử dụng trong quy hoạch giao thông và luôn được quy định trước. Lưu lượng giao thông giờ cao điểm ở khu vực nông thôn lấy bằng 10% và ở khu vực thành thị bằng 12% số xe mỗi ngày. Trên các đường không phân làn, số lượng phương tiện mỗi giờ trên mỗi làn có thể được tính bằng cách chia giá trị giờ cao điểm cho tổng số làn. Nếu phân chia hướng giao thông thực tế không được biết trên các tuyến đường hai chiều, có thể giả định rằng trường hợp xấu nhất, chiều lớn chiếm hai phần ba lưu lượng giao thông. Lưu lượng xe sau đó được chia cho số làn đường của con đường này. |
||
a) Số lượng xe theo giờ trên mỗi làn trong giờ cao điểm. |
Bốn cấp chiếu sáng đường hầm được phân loại theo đặc điểm giao thông (chỉ có xe cơ giới hay hỗn hợp) và lưu lượng giao thông trên Hình 1.
Hình 1- Phân loại cấp chiếu sáng đường hầm
5.3 Các vùng có yêu cầu chiếu sáng khác nhau của đường hầm
Để bảo đảm điều kiện nhìn rõ phù hợp với sự thích ứng ánh sáng của mắt người lái xe, đường hầm được chia thành sáu vùng cố yêu cầu chiếu sáng khác nhau, gồm bốn vùng trong hầm và hai vùng ngoài hầm:
(1) Vùng tiếp cận hầm (ngoài hầm);
(2) Vùng cửa vào hầm;
(3) Vùng chuyển tiếp;
(4) Vùng trong hầm;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(6) Vùng thoát hầm (ngoài hầm).
Hình 2 là mặt cắt dọc một đường hầm và phân chia các vùng, kèm theo đường phân bố độ chói yêu cầu của các vùng tương ứng (xem mục 5.4 và 5.5).
Hình 2- Trên: Mặt cắt dọc một đường hầm và phân chia các vùng
Dưới: Đường cong phân bố độ chói các vùng tương ứng
5.4 Vùng tiếp cận hầm và độ chói yêu cầu
Vùng tiếp cận hầm nằm phía trước hầm, nơi người lái xe cần nhìn rõ cửa hầm trước khi vào hầm để xử lý tay lái an toàn. Vùng tiếp cận hầm, tuy không nằm trong hầm, nhưng môi trường ánh sáng của nó lại có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến yêu cầu chiếu sáng tất cả các vùng khác trong hầm, đặc biệt vùng cửa vào hầm.
5.4.1 Khoảng cách dừng
Khoảng cách dừng, ký hiệu SD, lấy theo Bảng 2, phụ thuộc vào tốc độ thiết kế của dòng xe trong đường hầm.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tốc độ thiết kế, km/h
Khoảng cách dừng (SD), m
120
215
100
160
85
120
70
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
60
70
50
50
CHÚ THÍCH: (1) Tốc độ thiết kế là tốc độ khi đường hầm sử dụng bình thường. Trong trường hợp bất thường, chẳng hạn như ùn tắc giao thông, tốc độ thiết kế không áp dụng.
(2) Trường hợp tốc độ thiết kế dưới 50 km/h, lấy SD = 50 m.
5.4.2 Độ chói yêu cầu vùng tiếp cận hầm, L20
Độ chói vùng tiếp cận hầm, ký hiệu L20, có ảnh hưởng quyết định độ chói các vùng khác trong hầm.
Có hai phương pháp xác định độ chói vùng tiếp cận hầm.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phương pháp ước tính L20 (xem Phụ lục E) chỉ sử dụng để cung cấp giá trị tạm thời trong các thiết kế sơ bộ, nhưng không được sử dụng trong thiết kế chính thức.
CHÚ THÍCH: Phương pháp trình bày trong Phụ lục B là thích hợp nhất, do trong thực tế cửa vào đường hầm có thể theo nhiều hướng khác nhau.
5.5 Xác định mức chiếu sáng yêu cầu ban ngày của các vùng trong đường hầm
5.5.1 Độ chói vùng cửa vào hầm, LCV
Ánh sáng vùng cửa vào hầm có ảnh hưởng quyết định đến “sự thích ứng tối” của mắt người, tránh “hiệu ứng hố đen” (xem Phụ lục G), phải có tỷ lệ hợp lý so với ánh sáng vùng tiếp cận hầm.
Chiều dài của vùng cửa vào hầm bằng khoảng cách dừng SD, m. Độ chói mặt đường của vùng cửa vào hầm, ký hiệu LCV, được tính từ độ chói của vùng tiếp cận hầm ban ngày (L20) theo công thức (1).
LCV = k × L20
(1)
Giá trị thích hợp của k được chọn từ Bảng 3 theo cấp chiếu sáng đường hầm và tốc độ giới hạn của dòng xe trong hầm.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cấp chiếu sáng đường hầm
Giá trị k
Tốc độ giới hạn 50 - 70 km/h
Tốc độ giới hạn 80 - 100 km/h
Tốc độ giới hạn 110 - 120 km/h
4
0,05
0,06
0,10
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,04
0,05
0,07
2
0,03
0,04
0,05
1
-
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-
CHÚ THÍCH: Trường hợp tốc độ giới hạn dưới 50 km/h lấy giá trị k như tốc độ 50 - 70 km/h
Độ chói của vùng cửa vào hầm LCV phải được cung cấp vào ban ngày kể từ cửa vào hầm trên suốt chiều dài 0,5 SD như trên Hình 3.
Từ một nửa khoảng cách SD trở đi, Độ chói sẽ giảm dần tuyến tính xuống tới giá trị ở cuối vùng cửa hầm, bằng 0,4 LCV. Sự giảm dần độ chói trong nửa cuối của vùng cửa vào hầm cũng có thể theo từng bậc. Tuy nhiên, mức độ chói không được giảm thấp hơn các giá trị tương ứng với độ giảm dần tuyến tính (Hình 3).
5.5.2 Độ chói vùng chuyển tiếp, LCT
Từ vùng chuyển tiếp ánh sáng sẽ giảm dần tới vùng trong hầm theo quy luật phù hợp với sự “thích ứng tối” của mắt người. Độ chói bề mặt đường trung bình, ký hiệu LCT, tại bất kỳ vị trí nào trong vùng chuyển tiếp, không được nhỏ hơn độ chói thể hiện trên Hình 3.
CHÚ THÍCH: Vùng chuyển tiếp bắt đầu ngay sau vùng cửa vào hầm (t = 0 s).
Hình 3- Đường cong giảm độ chói vùng chuyển tiếp
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1- Đoạn 50% chiều dài vùng cửa vào hầm, bằng 0,5 SD
2- Toàn bộ chiều dài vùng cửa vào hầm, bằng SD,
3- Chiều dài vùng chuyển tiếp
5.5.3 Độ chói (LTR) và độ đồng đều độ chói (Uo và Ud) vùng trong hầm
Giá trị trung bình của độ chói mặt đường vùng trong hầm (LTR) không được nhỏ hơn giá trị cho trong Bảng 4 tương ứng với cấp chiếu sáng đường hầm và tốc độ giới hạn của dòng xe.
Bảng 4 - Độ chói mặt đường vùng trong hầm (LTR)
Cấp chiếu sáng đường hầm
Độ chói trung bình, cd / m2 theo tốc độ giới hạn, km/h
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
80 - 100
110 - 120
4
3
6
10
3
2
4
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2
1,5
2
4
1
-
0,5
1,5
CHÚ THÍCH: Trường hợp tốc độ giới hạn dưới 50 km/h lấy giá trị LTR như tốc độ 50 - 70 km/h
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Độ đồng đều độ chói chung (Uo) phải được tính cho toàn bộ chiều rộng đường có các làn đường theo một chiều xe chạy và làn đường khẩn cấp nếu chúng có mặt trong đường hầm. Độ đồng đều độ chói dọc (Ud) phải được tính riêng cho từng làn, bao gồm cả làn đường khẩn cấp.
Bảng 7- Độ đồng đều độ chói mặt đường vùng trong hầm
Cấp chiếu sáng hầm
Độ đồng đều chung, Uo
Độ đồng đều dọc, Ud
4
≥0.4
≥0.7
3
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
≥0.6
2
≥04
≥0.6
1
-
-
5.5.4 Độ chói vùng cửa ra hầm, LCR
Ở lối ra hầm, sự thích ứng ánh sáng của mắt với độ chói cao hơn (sự thích ứng sáng) rất nhanh nên không cần bổ sung thêm ánh sáng để hỗ trợ (xem Phụ lục G). Mục đích của ánh sáng trong vùng cửa ra hầm là:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) cho phép các lái xe rời khỏi đường hầm có đủ tầm nhìn về phía sau qua gương của xe.
Trường hợp đường hầm có vùng trong hầm dài (>200m), giá trị độ chói mặt đường vùng cửa ra hầm, ký hiệu LCR, nên được cung cấp tăng dần tuyến tính bắt đầu từ khoảng cách đến cửa ra hầm bằng SD (có độ chói vùng trong hầm, LTR) đến giá trị gấp 5 lần LTR ở khoảng cách 20m tính từ cửa ra hầm.
CHÚ THÍCH 1: Trong đường hầm hai chiều, ánh sáng vùng chuyển tiếp cho chiều giao thông đối diện cần cung cấp độ chói theo tiêu chuẩn.
CHÚ THÍCH 2: Khi đường hầm một chiều được sử dụng theo hai hưởng (ví dụ: trong quá trình bảo trì) có thể cung cấp chiếu sáng bổ sung, nhưng điều này thường liên quan đến giao thông di chuyển với tốc độ chậm hơn qua khu vực quản lý giao thông.
5.6 Chiếu sáng tường đường hầm
Đối với các đường hầm cấp chiếu sáng 4, độ chói trung bình của phần tường hầm đến độ cao 2 m không nhỏ hơn độ chói mặt đường trung bình tại vị trí tương ứng.
Đối với các đường hầm cấp chiếu sáng 2 và 3, độ chói trung bình của phần tường hầm lên đến độ cao 2 m không nhỏ hơn 60% độ chói mặt đường trung bình tại vị trí tương ứng.
Đối với các đường hầm cấp chiếu sáng 1, không quy định độ chói cho tường hầm. Tuy nhiên, yêu cầu độ rọi trung bình của phần tường hầm lên tới độ cao 2 m không được nhỏ hơn 25% độ rọi trung bình của mặt đường.
5.7 Xác định mức chiếu sáng trong đường hầm ban đêm
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu đường hầm nằm trên một đoạn đường không được chiếu sáng:
- các đường hầm ngắn hơn 25 m thường không cần được chiếu sáng;
- các đường hầm có chiều dài từ 25 m đến 200 m, việc cung cấp ánh sáng ban đêm do cấp có thẩm quyền quyết định, xét đến các vấn đề bao gồm cấp chiếu sáng đường hầm, việc sử dụng đường ban đêm và môi trường khu vực.
CHÚ THÍCH 1: Đối với các đường hầm có chiều dài từ 25 m đến 200 m, nếu được chiếu sáng ban ngày (xem 5.1 và Phụ lục A), việc được cung cấp chiếu sáng ban đêm là cần thiết.
- các đường hầm dài hơn 200 m cần được chiếu sáng ban đêm, với mức độ chói trung bình không nhỏ hơn 1,0 cd / m2.
Khi ánh sáng ban đêm được cung cấp cho một đường hầm trên một con đường không dài, việc cung cấp ánh sáng trên một đoạn ngắn của vùng tiếp cận hầm và vùng thoát hầm là do cấp có thẩm quyền quyết định. Chiều dài của phần đường được cung cấp ánh sáng này không được nhỏ hơn khoảng cách dừng SD phụ thuộc tốc độ thiết kế đường hầm (Bảng 2), trừ khi có những lý do cụ thể, (ví dụ lý do môi trường) để giảm chiều dài.
Độ đồng đều độ chói của ánh sáng ban đêm của đường hầm nằm trên đường không được chiếu sáng không được nhỏ hơn giá trị được đưa ra trong Bảng 5 cho cấp chiếu sáng đường hầm tương ứng.
Hiện tượng nhấp nháy gây cảm giác khó chịu đối với mắt người lái xe và trong một số trường hợp có thể gây ra động kinh co giật. Lái xe trong đường hầm dưới hệ đèn chiếu sáng bố trí khoảng cách không đúng hoặc đi qua khu vực cửa vào có các cấu tạo màn cấp ánh sáng ngày có thể làm phát sinh hiện tượng này.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) tổng thời gian lái xe chịu hiện tượng nhấp nháy;
b) độ tương phản giữa độ chói nguồn nhấp nháy và mặt đường;
c) tần số nhấp nháy;
d) tỷ lệ thay đổi độ chói.
Hiện tượng nhấp nháy phải được giảm tối thiểu. Điều này có thể thực hiện bằng cách:
1) thời gian nhấp nháy không lớn hơn 20 s; và / hoặc
2) chiều dài diện tích phần nhấp nháy liền kề trong một dãy đèn nhỏ hơn độ dài nhấp nháy của một đèn; và / hoặc
3) tần số nhấp nháy nằm ngoài dải 2,5 Hz đến 15 Hz.
CHÚ THÍCH: Tần số nhấp nháy có thể được tính bằng cách chia tốc độ dòng xe, tính bằng mét trên giây (m / s) cho khoảng cách giữa các đèn [khoảng cách trung tâm, tính bằng mét (m)]. Ví dụ: đối với tốc độ xe là 60 km / h (= 16,6 m /s) và khoảng cách đèn là 4 m, tần số nhấp nháy là 16,6 / 4 = 4,2 Hz.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong trường nhìn của mắt người có thể xuất hiện hai loại chói lóa.
- Lóa khó chịu gây khó chịu cho mắt người lái xe. Cường độ sáng lớn của đèn chiếu sáng đường khi chiếu vào mắt người lái xe (trong phạm vi góc ≥ 65° so với trục đứng của đèn) có thể gây lóa khó chịu.
Lóa khó chịu được đánh giá theo Chỉ số lóa G, tính toán theo Chỉ số lắp đặt hệ thống đèn và Chỉ số riêng của đèn do nhà sản xuất cung cấp. Chỉ số lóa phải đáp ứng khi thiết kế hệ thống chiếu sáng đường giao thông. Yêu cầu chỉ số G ≥ 5 (lóa chấp nhận được).
- Lóa mờ làm giảm khả năng nhìn của người lái xe nên cần phải giảm thiểu. Lóa mờ được đánh giá bằng Độ tăng ngưỡng (TI). Để giảm hiện tượng lóa mờ, cần hạ thấp Độ tăng ngưỡng theo các giá trị sau đây:
a) TI dưới 15% đối với vùng cửa vào hầm và vùng trong hầm vào ban ngày;
b) dưới 15% cho tất cả các vùng đường hầm vào ban đêm.
Độ tăng ngưỡng không cần tính toán khi vùng cửa vào hầm và vùng chuyển tiếp ngắn hơn 50m, hoặc khi độ chói mặt đường trung bình lớn hơn 5 cd / m2.
Độ chói của vùng tiếp cận hầm thay đổi theo điều kiện ánh sáng ban ngày. Trong ngày, độ chói theo các mức trong vùng cửa vào hầm và vùng chuyển tiếp cần phải được kiểm soát tự động theo các mức độ chói của vùng tiếp cận hầm.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.11 Hệ thống chiếu sáng dự phòng
Trong trường hợp mất nguồn điện lưới cung cấp cho hệ thống chiếu sáng, cần khẩn cấp cung cấp năng lượng để các bộ đèn hoạt động liên tục, đủ để cho phép người lái xe thoát khỏi đường hầm an toàn. Thông thường, một tỷ lệ đèn chịu trách nhiệm cung cấp ánh sáng ban đêm được cung cấp năng lượng từ nguồn cấp điện liên tục có thể dùng cho chiếu sáng dự phòng. Độ rọi trung bình khi chiếu sáng dự phòng không được nhỏ hơn 10 lx và độ rọi tại bất kỳ vị trí nào trong đường hầm không được nhỏ hơn 2 lx.
CHÚ THÍCH: Ánh sáng thoát hiểm trong trường hợp hỏa hoạn nằm ngoài phạm vi của mục này.
Khi sử dụng đèn hơi natri (cả cao áp và hạ áp) có màu cam để chiếu sáng đường hầm, có thể gây nhầm lẫn với tín hiệu giao thông có màu tương tự. Để tránh sự nhầm lẫn này, vị trí của đèn chiếu sáng và tín hiệu giao thông cần được lựa chọn cẩn thận tại các vị trí người lái xe tiếp cận.
6 Yêu cầu chiếu sáng đường hầm cho người đi bộ, xe đạp
Để đảm bảo cho người đi bộ và xe đạp có thể di chuyển trên mặt đường và các lối đi an toàn, ánh sáng được đánh giá theo độ rọi ngang, En (lx) và yêu cầu giá trị này phải đủ lớn.
Độ rọi ngang được quy định trên bề mặt đường theo các giá trị trung bình (En,tb, lx) và tối thiểu (En,min, lx) cho toàn bộ bề mặt đường hầm.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ánh sáng đủ trên mặt đứng là cần thiết để nhận dạng khuôn mặt người đối diện, giúp bảo đảm an ninh đô thị. Yêu cầu chiếu sáng trên mặt đứng quy định theo độ rọi bán trụ trung bình ở độ cao đầu người (1,5 m), ký hiệu Ebt. Tính toán độ rọi bán trụ theo Phụ lục F.
6.3 Yêu cầu độ rọi đường hầm dành cho người đi bộ và xe đạp
Yêu cầu độ rọi của đường hầm dành cho người đi bộ và xe đạp ban ngày và ban đêm quy định theo độ rọi ngang (En) và độ rọi bán trụ (Ebt), cho trong Bảng 6.
Bảng 6- Yêu cầu độ rọi đường hầm dành cho người đi bộ và xe đạp
Ban ngày
Ban đêm
En,tb, lx
En,min, lx
Ebt, lx
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
En,min, lx
Ebt, lx
100
50
25
40
20
10
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bảng 7. Cường độ sáng cực đại đối với đèn chiếu sáng
Cường độ sáng cực đại, cd / klm
Hướng góc 70°
Hướng góc 80°
Hướng góc 90°
350
100
10
CHÚ THÍCH: Cường độ sáng được quy định cho mọi hướng tạo thành góc giữa cường độ sáng cực đại và phương thẳng đứng của đèn lắp đặt.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đèn chiếu sáng đường hầm không sử dụng các nguồn sáng đơn sắc.
Để phân biệt được màu sắc ở mức chất lượng trung bình, yêu cầu sử dụng đèn chiếu sáng có Chỉ số hoàn màu tối thiểu bằng 60 (CRI ≥ 60).
6.6 Hệ thống chiếu sáng dự phòng
Các đường hầm có chiều dài trên 125m phải có hệ thống chiếu sáng dự phòng khi hệ thống chiếu sáng chính không hoạt động. Hệ thống chiếu sáng dự phòng phải bảo đảm độ rọi ngang trung bình tối thiểu 15 lx trong thời gian một giờ sau khi xảy ra sự cố mất điện lưới.
7 Yêu cầu về tính toán các thông số của hệ thống chiếu sáng
Khi thiết kế chiếu sáng đường hầm, cần tính toán độ chói, độ đồng đều độ chói (đối với đường cho xe cơ giới) và độ rọi, độ rọi bán trụ (đối với đường cho người đi bộ và xe đạp) tương ứng với các loại đèn được chọn theo các phương pháp đã được thừa nhận. Khoảng cách giữa các điểm của lưới tính toán không được nhỏ hơn 1,0 m.
Đèn được sử dụng trong tính toán phải lấy các giá trị ban đầu với số giờ sử dụng 100 h.
Khi tính toán giá trị độ chói và độ rọi, cần sử dụng hệ số bảo trì (MF) là 0,7.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chiếu sáng ban ngày cho đường hầm từ 25 m đến 200 m
A.1 Xác định tỷ lệ phần trăm khả năng nhìn xuyên qua hầm
Tỷ lệ phần trăm nhìn xuyên qua hầm LTP có thể xác định theo phương trình (A1).
(C.1)
Trong đó A, B, C, D, E, F, G và H lấy từ Hình A.1.
SEFGH, SABCD là diện tích hình chữ nhật EFGH và ABCD.
Có thể tính toán gần đúng LTP theo các góc như phương trình A.2
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong đó αi, αu, βi,và βu lấy từ Hình A.2.
Hình A.1- Tỷ lệ phần trăm khả năng nhìn xuyên qua cửa hầm
Hình A.2- Các góc nhìn: 1- mặt đứng, 2- mặt bằng
CHÚ THÍCH 1 Trung tâm của bản vẽ phối cảnh trong Hình A.1 là:
- một điểm trên đường nằm ngang cao 1,2 m so với mặt đường;
- ở giữa làn đường lái xe (nếu nhiều làn đường được sử dụng để xác định cho mỗi làn đường);
- tại khoảng cách dừng SD từ cửa vào hầm, được lấy từ Bảng 2.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH 3: Sự thâm nhập ánh sáng ngày rút ngắn chiều dài hình ảnh nhìn rõ của đường hầm. Do đó, cửa vào và cửa ra nhìn rõ đã được sử dụng khi xác định LTP. Cửa vào nhìn rõ thường được tính khoảng 5 m bên trong đường hầm và cửa ra nhìn rõ khoảng 10 m bên trong đường hầm. Trong thực tế rất khó để ước tính hoặc đo khoảng cách này; con số 5 m và 10 m là áp dụng tốt trong thực hành.
CHÚ THÍCH 4: Phối cảnh có thể dựa trên bản vẽ đường hầm hoặc trên ảnh chụp đường hầm hiện có.
CHÚ THÍCH 5: Trong một số trường hợp, không thể tạo được bản vẽ phối cảnh của đường hầm, đặc biệt là khi đường hầm có cả đường cong dọc và ngang. Trong các trường hợp đó, khung tối có đủ độ chính xác khi dựa trên các bản vẽ mặt bằng và mặt cắt dọc đường hầm.
A.2 Yêu cầu chiếu sáng ban ngày
A.2.1 Tổng quát
Chiếu sáng nhân tạo ban ngày được yêu cầu cung cấp theo giá trị LTP, như sau:
- khi LTP < 20%, luôn luôn phải cung cấp ánh sáng nhân tạo ban ngày;
- khi LTP > 80%, không cần thiết chiếu sáng nhân tạo ban ngày;
- khi 20% < LTP <80%, cần xác định yêu cầu chiếu sáng nhân tạo ban ngày theo mục A.2.2.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khi giá trị LTP nằm trong khoảng từ 20% đến 80%, cần chọn một đối tượng tiêu chuẩn đại diện cho xe hơi, người đi bộ hoặc người đi xe đạp có thể nhìn rõ ở cửa ra của đường hầm. Yêu cầu chiếu sáng ban ngày được xác định theo tỷ lệ phần trăm của vật thể tiêu chuẩn có thể nhìn thấy so với cửa ra hầm.
Đối với đường hầm chỉ dành cho xe cơ giới, vật thể tiêu chuẩn đại diện cho xe hơi là một hình chữ nhật có chiều rộng 1,6 m và chiều cao 1,4 m.
Đối với các đường hầm dành cho giao thông hỗn hợp, vật thể tiêu chuẩn đại diện cho người đi bộ hoặc người đi xe đạp. Đó là một hình chữ nhật có chiều rộng 0,5 m và chiều cao 1,8 m. Vị trí người quan sát là tại khoảng cách dừng SD tính từ cửa vào hầm.
Vị trí ngang của đối tượng và người quan sát phải phù hợp với Bảng A.1 cho loại đường thích hợp.
CHÚ THÍCH: Tầm nhìn thấy đối tượng trong các đường hầm hai chiều cần được xem xét cho mỗi chiều di chuyển.
Bảng A.1 - Vị trí ngang của vật thể và người quan sát
Loại đường
Vị trí của vật quan sát
Vị trí của người quan sát
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bên trái làn khẩn cấp
Trung tâm làn 1
Nhiều làn đường không có làn khẩn cấp
Bên trái làn 1
Trung tâm làn 1
Chiếu sáng nhân tạo ban ngày cần được cung cấp khi:
a) chỉ có thể nhìn thấy nhỏ hơn 30% đối tượng tiêu chuẩn đại diện cho một chiếc xe hơi ở cửa ra hầm (xem Hình A.3); hoặc
b) chỉ có thể nhìn thấy nhỏ hơn 50% đối tượng tiêu chuẩn đại diện cho người đi bộ / người đi xe đạp ở cửa ra hầm (xem Hình A.4).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình A.4 - khả năng nhìn thấy người đi bộ / xe đạp
Xác định độ chói vùng tiếp cận hầm bằng cách đo trực tiếp
B.1 Chọn thời điểm đo độ chói vùng tiếp cận hầm
Xác định chính xác nhất độ chói của vùng tiếp cận L20 bằng cách đo trực tiếp tại thời điểm giá trị của nó là lớn nhất trong năm. Thời gian này ở lãnh thổ Việt Nam có thể là vào khoảng từ tháng ba đến tháng chín. Tuy nhiên do lãnh thổ Việt Nam kéo dài 15 vĩ độ, nên tại các địa phương phía bắc các tháng mùa đông (có thể kéo dài đến tháng ba) bầu trời u ám do thời tiết mưa ẩm, và cả năm Mặt trời ít xuất hiện ở nửa bầu trời phía bắc. Trái lại, các địa phương phía nam, Mặt trời nằm ở cả hai nửa bắc / nam của bầu trời. Từ tháng chín đến tháng ba Mặt trời chiếu vào cửa hầm hướng nam, trong khi từ tháng tư, đến tháng tám Mặt trời lại chiếu vào cửa hầm phía bắc, nên giá trị L20 có thể khác nhau.
B.2 Thiết bị đo
B.2.1 Máy đo độ chói, tốt nhất là có trường nhìn tròn 20° (xem Chú thích), được gắn trên giá ba chân.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
B.3 Thủ tục đo đối với các đường hầm hiện có
B.3.1 Máy đo độ chói và chân máy được đặt ở giữa đường xe chạy tiếp cận đường hầm ở độ cao 1,5 m so với mặt đường và nhắm vào trường 20°, tập trung vào cửa vào đường hầm (Hình B.1). Máy đo và giá ba chân phải được đặt ở khoảng cách bằng khoảng cách dừng tính từ cửa hầm.
B.3.2 Các phép đo nên được thực hiện trong vài ngày khi có mặt trời chiếu sáng. Khi đo nên chọn thời điểm có các đám mây trắng trên bầu trời, vì chúng có thể tạo ra giá trị L20 cao hơn. Trong mọi trường hợp khi mặt trời rơi vào trường nhìn 20° cần phải loại trừ khỏi phép đo, bởi vì những tình huống này sẽ dẫn đến kết quả độ chói rất cao.
CHÚ THÍCH: Trong thực tế có thể đối phó với tình huống này bằng cách sử dụng tấm che của máy.
B.3.3 Cần thực hiện một loạt các phép đo ở cả hai đầu của đường hầm ở thời điểm khi giá trị L20 đạt được tối đa và ghi chép theo thời gian.
CHÚ THÍCH: Trong các đường hầm có cửa vào hướng đông - tây, có thể giá trị tối đa tại cửa phía đông sẽ xảy ra vào buổi sáng và cửa phía tây vào buổi chiều. Tuy nhiên, không phải lúc nào những cực đại này cũng xảy ra rõ ràng, nên cần cẩn thận kiểm tra thời tiết, ví dụ, ánh sáng tán xạ từ mây mù trên sườn đồi có thể tạo ra giá trị L20 cao đáng kể vào một thời điểm khác trong ngày.
B.4 Thủ tục đo đối với các đường hầm còn trên bản vẽ
B.4.1 Khi đường hầm chưa được xây dựng, các phép đo L20 nên được thực hiện từ các vị trí tương ứng với vị trí con đường mới sẽ xây dựng. Máy đo độ chói phải nhắm vào điểm sẽ đặt cửa vào đường hầm.
CHÚ THÍCH: Có thể không thể định vị chính xác vị trí máy đo do địa hình và / hoặc cây cối, v.v., nhưng có thể chọn một thay thế hợp lý. Nếu ngay cả điều này cũng là khó khăn, thì tốt hơn là không thực hiện các phép đo trực tiếp L20, mà sử dụng phương pháp ước tính được mô tả trong Phụ lục E.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH: Các phép đo được thực hiện trên vị trí của một đường hầm chưa xây dựng có thể cần phải được điều chỉnh theo sự có mặt cuối cùng của mặt đường ở vị trí địa hình hiện có. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đo độ chói trung bình của khu vực đường sẽ xây dựng và so sánh nó với độ chói của đường có hướng tương tự trong vùng lân cận hoặc với độ chói thích hợp theo danh sách trong Hình E.1 (xem Phụ lục E). Nếu có sự khác biệt đáng kể, thì có thể thực hiện chỉnh sửa bằng cách thay thế độ chói đường theo giá trị trung bình mới, có trọng số theo khu vực nó chiếm trong trường nhìn 20°.
Hình B.1- Vị trí đo độ chói vùng tiếp cận hầm
Thiết kế, sử dụng đường hầm và các chức năng hoạt động có ảnh hưởng đến chiếu sáng đường hầm
C.1 Tiện nghi lái xe
Lái xe trong một đường hầm, rất khác với lái xe trên đường mở, vì cảm nhận không gian bị giới hạn và bị mất đi mọi dấu hiệu quen thuộc. Các bức tường có thể tạo ra “hiệu ứng sợ sệt”, có xu hướng làm cho các lái xe tránh xa hơn. Các chức năng nhìn điều khiển xe trong đường hầm có thể thấp hơn đáng kể so với trên đường mở, đặc biệt là về thị lực, cảm nhận về độ tương phản và khoảng cách, tầm nhìn ra ngoài và sự phân biệt màu sắc. Nhận thức về thời gian có thể thay đổi: thời lượng nhận thức dường như dài gấp đôi khoảng thời gian thực tế. Một số lái xe có thể bị ảnh hưởng bởi các cảm giác như sợ bị giam cầm.
Do đó, ngoài việc cung cấp các mức độ chói thích hợp để tạo được sự thích ứng thị giác phù hợp và nhận thức được các vật thể trên đường, một thiết kế hệ thống chiếu sáng thích hợp có thể giúp khắc phục những ảnh hưởng tâm lý do môi trường đối với người lái xe.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ chói của các bề mặt nhìn thấy trong vùng tiếp cận hầm có ảnh hưởng rất lớn đến thiết kế chiếu sáng, và do đó đến yêu cầu bảo trí và tiêu thụ năng lượng của hệ thống chiếu sáng. Có thể tăng sự thích ứng ánh sáng của mắt người lái xe trong môi trường ánh sáng bằng cách giảm độ chói của các bề mặt nhìn thấy trong vùng này. Tư vấn giữa người thiết kế đường hầm và người thiết kế chiếu sáng có thể giúp đưa ra giải pháp tối ưu. Các nội dung đặc biệt cần xem xét bao gồm những điều sau đây.
a) Tiếp cận đường hầm:
- cửa vào hầm và mặt đường bên ngoài được xây dựng bằng vật liệu tối sẽ làm giảm độ chói vùng tiếp cận hầm, và do đó làm giảm yêu cầu chiếu sáng trong vùng tiếp cận hầm và vùng chuyển tiếp. Mặt tiền đường hầm tối và các bức tường tối với bề mặt nhám, các bề mặt có hệ số phản xạ nhỏ hơn 0,2, là có lợi;
- thiết kế mặt tiền đường hầm và xử lý vùng trực tiếp xung quanh có thể hạn chế ảnh hưởng của Mặt trời khi nằm ở vị trí thấp, áp dụng rất hiệu quả cho các cửa vào hầm hướng Đông - Tây, đồng thời kết hợp giải pháp giảm phần bầu trời trong trường nhìn càng nhiều càng tốt. Ví dụ: trồng cây xanh gần cửa vào đường hầm.
- thiết kế màn cấp ánh sáng ban ngày trên cửa vào hầm có thể giảm được hiện tượng lóa trực tiếp do mặt trời, như ví dụ trên Hình C.1.
Hình C.1- Ví dụ màn cấp ánh sáng ban ngày trước cửa vào hầm
b) Bên trong đường hầm:
- mọi nét đặc trưng của đường hầm, như nút giao hay đường trơn trượt, cần được xem xét cụ thể trong tổng sơ đồ chiếu sáng đường hầm;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- các hướng dẫn trực quan phải được cung cấp bằng chiếu sáng kết hợp với vạch kẻ đường và biển báo.
c) Tại lối ra hầm:
- mọi nút giao hoặc đường trơn trượt trong và ngoài cửa thoát của đường hầm cần được xem xét đặc biệt trong sơ đồ chiếu sáng đường hầm.
C.3 Bảo trì đường hầm
Hệ số bảo trì (MF) được sử dụng trong các tính toán thiết kế tại Mục 6, xét đến việc khấu hao về hiệu suất trắc quang của đèn và sự thay đổi trạng thái đèn từ khi còn mới tới mức còn cho phép sử dụng.
Hệ số bảo trì khuyến nghị giá trị 0,7 cho Mục 6. Giá trị này có thể thay đổi liên quan đến hiệu suất cụ thể của đèn và việc làm sạch đèn.
Các bức tường đóng một phần quan trọng trong hiệu quả chiếu sáng, và duy trì hiệu suất thiết kế. Việc làm sạch là đặc biệt quan trọng, bao gồm việc rửa tường và lau đèn thường xuyên. Chu kỳ thực tế làm sạch đèn và bảo trì đèn có liên quan đến các yếu tố được sử dụng trong tính toán các mức độ chiếu sáng.
Phải giám sát chế độ làm sạch để đảm bảo rằng hệ số bảo trì không giảm xuống dưới mức sử dụng trong tính toán thiết kế, hoặc đèn bị hỏng không làm giảm độ đồng đều độ chói đến mức thấp hơn quy định.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
D.1 Tổng quát
Có hai hệ thống chiếu sáng nhân tạo được sử dụng phổ biến: hệ thống chiếu sáng đối xứng, tạo ra một độ tương phản pha trộn cả xấu và tốt, và hệ thống chiếu sáng chùm ngược (so với chiều đi của dòng xe), tạo ra độ tương phản xấu.
CHÚ THÍCH: Một hệ thống thứ ba, chiếu sáng chùm xuôi (chiều xuôi theo dòng xe), hiếm khi được sử dụng và không được mô tả trong phụ lục này.
Các thuật ngữ “đối xứng”, “chùm sáng” chỉ sự phân bố cường độ sáng của đèn được sử dụng cho hai hệ thống.
D.2 Hệ thống chiếu sáng đối xứng
Hệ thống chiếu sáng đối xứng sử dụng đèn chiếu sáng phân bố cường độ sáng đối xứng trên mặt phẳng thẳng đứng của trục đường hầm (xem Hình D.1).
Hệ thống chiếu sáng đối xứng có thể cung cấp độ tương phản tốt giữa các vật thể trên đường và mặt đường, hỗ trợ tầm nhìn của các phương tiện khác di chuyển cùng chiều. Nó có lợi khi các đường hầm là hai chiều, trong sử dụng bình thường hoặc trong các hoạt động bảo trì.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
D.3 Hệ thống chiếu sáng chùm ngược
Hệ thống chiếu sáng chùm ngược sử dụng đèn chiếu sáng phân bố cường độ sáng chủ yếu theo hướng đến của dòng giao thông đi tới và do đó rất không đối xứng (xem Hình D.2).
Hệ thống chiếu sáng chùm ngược thường tạo ra độ tương phản lớn hơn giữa các vật thể trên đường và mặt đường sáng hơn. Với một bề mặt đường cụ thể được sử dụng, giá trị độ chói thường cao hơn đáng kể hơn so với chiếu sáng đối xứng.
Hình D.2. Hệ thống chiếu sáng chùm ngược
Hệ thống chiếu sáng chùm ngược có thể có những nhược điểm sau:
- không thích hợp cho lối vào đường hầm khi ánh sáng ngày thâm nhập cao;
- kém hiệu quả hơn đối với các đường hầm có lưu lượng giao thông rất cao hoặc các đường hầm có tỷ lệ phần trăm xe chở hàng nặng cao;
- không thích hợp cho các đường hầm hai chiều;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- làm giảm khả năng nhìn về phía sau khi lái xe nhìn qua gương.
Ước tính độ chói vùng tiếp cận hầm
Độ chói vùng tiếp cận hầm L20 có thể được lấy từ Hình E.1 để sử dụng cho tính toán ban đầu, dành riêng cho mục đích thiết kế tạm thời. Hình E1 cho các ví dụ về góc nhìn phối cảnh theo các lối vào đường hầm khác nhau. Trong mỗi trường hợp cho độ chói gần đúng vùng tiếp cận L20 có xét đến địa hình khu vực, chiều dài khoảng cách dừng và hướng lối vào đường hầm.
Hình E.1- Các ví dụ xác định Độ chói vùng tiếp cận hầm, L20 theo SD cho cửa vào hầm hướng Bắc và Nam
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình F.1 mô tả độ rọi bán trụ.
Độ rọi bán trụ (Ebt) tính toán theo công thức sau:
Ebt = I (1 + cosα) sinβ / π d2
Trong đó:
Ebt - Độ rọi bán trụ, lx;
I - cường độ sáng của đèn, cd;
d - khoảng cách giữa nguồn sáng và điểm tính toán, m;
α - góc giữa mặt phẳng đứng đi qua tâm vuông góc với mặt phẳng bán trụ và mặt phẳng đứng đi qua nguồn sáng và điểm tính toán, độ;
β - góc giữa hướng tia chiếu của đèn và phương thẳng đứng, độ.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình F.1. Khái niệm Độ rọi bán trụ
Đặc điểm hoạt động sinh lý của mắt người khi lái xe và đi lại trong đường hầm
Trên võng mạc của mắt người có hai loại tế bào thần kinh thị giác hoạt động phụ thuộc vào mức độ ánh sáng (độ chói) khác nhau của môi trường: Tế bào nón (Cones Cell), nằm ở vùng trung tâm của võng mạc, phản ứng với ánh sáng mạnh, cho cảm giác màu sắc và tế bào que (Rods Cell) nằm ở phần ngoại vi của võng mạc, phản ứng đối với ánh sáng yếu và không cho cảm giác màu sắc. Khi con người di chuyển vào các môi trường ánh sáng có độ chói khác nhau, mắt sẽ tự điều chỉnh để sử dụng các loại tế bào thần kinh khác nhau tương ứng với mức độ chói của ánh sáng môi trường. Hoạt động đó gọi là sự “thích ứng (adaptation)” của mắt. Khi di chuyển từ môi trường tối sang môi trường sáng xảy ra sự “thích ứng sáng”, nghĩa là chuyển từ sử dụng tế bào que sang tế bào nón. Ngược lại, di chuyển từ môi trường sáng sang môi trường tối xẩy ra sự “thích ứng tối”, nghĩa là chuyển từ sử dụng tế bào nón sang tế bào que. Hiện tượng thích ứng sáng xảy ra rất nhanh, trong khi thích ứng tối xảy ra chậm hơn nhiều, có thể kéo dài từ vài chục giây đến vài chục phút, tùy theo sự thay đổi của ánh sáng môi trường.
Ban ngày, khi lái xe đi từ bên ngoài có môi trường ánh sáng cao vào hầm có môi trường ánh sáng tối hơn, trong mắt người sẽ xẩy ra sự “thích ứng tối”. Nếu ánh sáng trong hầm quá thấp, sự thích ứng tối có thể dẫn tới “hiệu ứng hố đen” (black hole effect), làm cho người lái xe không nhìn thấy đường và các vật cản trên đường, dễ dàng xẩy ra tai nạn. Vì vậy tổ chức chiếu sáng ban ngày hợp lý ở phần đường sau cửa vào hầm (vùng cửa vào hầm) là rất quan trọng để tránh hiệu ứng này. Độ chói yêu cầu trên mặt đường tại vùng này (độ chói vùng cửa vào hầm) có quan hệ với độ chói người lái xe cảm nhận khi tiếp cận hầm (độ chói vùng tiếp cận hầm).
Khi đi vào sâu trong hầm, mắt người lái xe sẽ thích ứng dần với ánh sáng tối hơn. Quá trình thích ứng xẩy ra liên tục, nên độ chói mặt đường cho phép giảm dần tới vùng trong hầm theo quy luật phù hợp với sự “thích ứng tối” của mắt người.
Ở lối ra hầm, sự thích ứng của mắt với độ chói cao hơn (sự thích ứng sáng) rất nhanh nên không cần bổ sung thêm ánh sáng để hỗ trợ.
Ban đêm, không xẩy ra “hiệu ứng hố đen”, do độ chói bên ngoài hầm có giá trị thấp. Vì vậy yêu cầu chiếu sáng trong hầm thấp hơn ban ngày, và tất cả các vùng trong hầm được chiếu sáng như nhau.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 QCVN 07-7: 2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình chiếu sáng”.
2 TCVN 12236:2018 (CIE S017:2011) - Từ vựng chiếu sáng quốc tế.
3 TCVN 1-1:2008 và TCVN 1-2:2008-Xây dựng tiêu chuẩn. Phần 1 và Phần 2.
4 Phạm Đức Nguyên. Chiếu sáng trong kiến trúc. NXB Khoa học và kỹ thuật. 2006, 2011.
5 British Standard BS 5489-2:2003. Code of practice for the design of road lighting.
Part 1: Lighting of roads and public amenity areas.
6 British Standard. BS 5489-1:2003. Code practice for the design of road lighting Part 2: Lighting of tunnels.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8 BS 5489-2:2016. Code of practice for the design of road lighting - Part 2: Lighting of tunnels.
6 CIE 88:2004. Guide for the lighting of road tunnels and underpasses.
7 CIE 115:2010 - Lighting of roads for motor and pedestrian traific.
8 Lighting Requirements and other Energy and Safety Aspects in Urban Areas Francesco Leccese, Giuseppe Tuoni, University of Pisa - September 2005.
9 BS 5489-9:1996. Road lighting - Part 9: Code of practice for lighting for urban centres and public amenity areas.
10 Guide to the lighting of roads tunnels in Armenia.
11 Thorn. Tunnel lighting. Tunnel lighting criteria.
12 Philips - Tunnel and underpass lighting.
13 Road Tunnel Lighting Guide. John Rands CEng MILP. 20 April 2016.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ, định nghĩa và ký hiệu
4 Nguyên tắc chung
5 Yêu cầu kỹ thuật chiếu sáng đường hầm cho giao thông cơ giới và hỗn hợp
6 Yêu cầu kỹ thuật chiếu sáng đường hầm cho người đi bộ, xe đạp
7 Yêu cầu tính toán và đo các thông số của hệ thống chiếu sáng
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phụ lục B (quy định) Xác định độ chói vùng tiếp cận hầm bằng cách đo trực tiếp
Phụ lục C (tham khảo) Thiết kế, sử dụng đường hầm và các chức năng hoạt động có ảnh hưởng đến chiếu sáng đường hầm
Phụ lục D (tham khảo) Các hệ thống chiếu sáng
Phụ lục E (tham khảo) Ước tính độ chói vùng tiếp cận hầm
Phụ lục F (quy định) Tính toán độ rọi bán trụ
Phụ lục G (tham khảo) Đặc điểm hoạt động sinh lý của mắt người khi lái xe và đi lại trong đường hầm
Thư mục tài liệu tham khảo
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây